Mở đường phát triển nông nghiệp 4.0 trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tỉnh Gia Lai có diện tích lớn thứ 2 cả nước, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tận dụng những lợi thế đó, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp sạch, bền vững, mở đường phát triển nông nghiệp 4.0.
Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã hình thành được 10 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 3.828 ha, tập trung vào các loại cây trồng như: cao su, cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, rau, hoa, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, heo thịt, gia cầm đẻ trứng… Ngoài ra còn có 5 mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích gần 14 ha ở TP. Pleiku, thị xã Ayun Pa và các huyện: Đak Đoa, Phú Thiện, Krông Pa; hàng ngàn héc ta cà phê, chè, hồ tiêu... được người dân và doanh nghiệp thực hiện theo quy trình sản xuất bền vững, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước; gần 3.000 ha mía sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và thu hoạch...
  Ông Nguyễn Ngọc Hoàng (bìa phải) giới thiệu các mô hình sản xuất rau sạch của Công ty Hương Đất An Phú cho khách tham quan. Ảnh: S.T
Ông Nguyễn Ngọc Hoàng (bìa phải) giới thiệu các mô hình sản xuất rau sạch của Công ty Hương Đất An Phú cho khách tham quan. Ảnh: S.T
Theo các chuyên gia, đặc trưng của nông nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh, chính xác, chặt chẽ dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Nếu như nông nghiệp công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thì nông nghiệp 4.0 là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Như vậy, thực tế hiện nay cho thấy, tỉnh ta đã có những bước đi tạo tiền đề, cơ sở ban đầu rất quan trọng để tiếp cận với nông nghiệp 4.0.
Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận “Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty-cho biết: “Trước đây, Công ty được thành lập với hình thức cổ phần nhưng nhiều lần đứng bên bờ vực phá sản và các cổ đông lần lượt rút vốn. Nhưng tôi vẫn luôn tin nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là hướng đi đúng. Việc thất bại có thể do mình đầu tư công nghệ chưa đúng mức, thiếu thị trường tiêu thụ, khách hàng chưa tin vào sản phẩm…”.
Để có được khu nhà kính 5 ha trồng rau theo phương pháp thủy canh, sử dụng công nghệ tưới, chăm sóc tự động hiện đại của Israel như hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Hoàng đã phải chấp nhận làm lại từ đầu sau những thất bại. Thành công của Công ty Hương Đất An Phú ngoài yếu tố công nghệ còn có nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược xây dựng thị trường và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Hiện nay, mỗi ngày, Công ty Hương Đất An Phú thu hoạch 1,5 tấn sản phẩm gồm các loại rau củ quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bán trong tỉnh và đưa đi tiêu thụ tại các thị trường như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh với giá cao hơn 30% so với sản phẩm sản xuất theo phương pháp truyền thống. “Thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng diện tích nhà kính lên 20 ha, sử dụng công nghệ thông minh 4.0 để sản xuất. Đồng thời, liên kết sản xuất với nông dân và các công ty khác trong vùng để mở rộng quy mô và tạo ra chuỗi giá trị cao hơn”-ông Hoàng cho biết thêm.
Ông Lê Huy Toàn-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) khẳng định: Từ kinh nghiệm của Công ty Hương Đất An Phú và nhiều doanh nghiệp cho thấy, để tiến tới nông nghiệp 4.0 cần có bước đi, lộ trình phù hợp nhằm hạn chế rủi ro, thất bại. Trong đó, vai trò quy hoạch, định hướng và hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương là rất quan trọng, không để doanh nghiệp “cô đơn” trong quá trình khởi nghiệp nông nghiệp thông minh.
Sơn Tùng

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.