Mê lực phiêu bạt ở đô thị phồn hoa của người trẻ Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vì lý do sinh tồn và phát triển sự nghiệp, hầu hết sinh viên Trung Quốc đều muốn ở lại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu.

Sau mùa tốt nghiệp, đa phần sinh viên lựa chọn cuộc sống
Sau mùa tốt nghiệp, đa phần sinh viên lựa chọn cuộc sống "phiêu dạt" ở các thành phố lớn - Ảnh: Getty

Một người học thạc sĩ cùng Đại học Thượng Hải với tôi từng kể cậu ấy đã tìm được việc làm, thuê được một căn phòng nhỏ ở xa trung tâm Thượng Hải, dù tiền lương hàng tháng cũng chỉ vừa đủ để chi trả tiền thuê nhà và các sinh hoạt phí khác.

Một năm sau, cậu ấy hẹn tôi ăn cơm chia tay, vì phải nghỉ việc ở công ty cũ, không tìm được việc làm mới như ý, cầm cự mấy tháng cũng quyết định rời xa Thượng Hải. "Em muốn ở lại Thượng Hải, nhưng Thượng Hải không dung nạp em", cậu ấy nói vậy trước khi từ biệt tôi, trở về làng quê ở Cam Túc.

Ngay sau khi hoàn thành việc bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, các sinh viên Trung Quốc đôn đáo chạy khắp nơi tìm việc, thuê nhà. Họ lựa chọn thành phố để khởi nghiệp dù không có hộ khẩu, không nhà, không xe, thậm chí không mối quan hệ.

Bước ra khỏi cánh cổng trường đại học, cuộc sống sinh tồn không cho họ lựa chọn nào khác ngoài nỗ lực phấn đấu, hoặc bị đào thải.

Lý tưởng và hiện thực

"Bắc phiêu", "Hộ phiêu" là những từ mới, chỉ những người Trung Quốc không có hộ khẩu ở Bắc Kinh và Thượng Hải, nhưng vẫn lựa chọn sinh sống và làm việc tại hai thành phố này. Một số người bạn của tôi chia sẻ lý do họ lựa chọn ở lại Thượng Hải thay vì về quê là: mức lương cao, có điều kiện phát triển sự nghiệp, được sống tự do theo ý thích.

Có bạn gái còn đưa ra lộ trình rõ ràng: làm việc vài năm tại thành phố lớn để tích lũy kinh nghiệm, đủ tiền rồi trước 28 tuổi sẽ trở về quê sống gần cha mẹ, kết hôn, sinh con…

Những năm tháng tuổi trẻ, họ cần phải sống xa nhà để tự do trải nghiệm cuộc sống ở nơi phồn hoa đô thị.


 

Thượng Hải nổi tiếng phồn hoa vẫn xếp thứ hai trong sự lựa chọn tìm việc của sinh viên Trung Quốc, sau Bắc Kinh
Thượng Hải nổi tiếng phồn hoa vẫn xếp thứ hai trong sự lựa chọn tìm việc của sinh viên Trung Quốc, sau Bắc Kinh



Vì sao bạn lựa chọn thành phố lớn? Câu trả lời không chỉ nằm ở việc mở rộng tầm mắt, cuộc sống ở thành phố ấy sẽ ảnh hưởng đến bạn, thay đổi bạn. Nhà văn Stephanie Danler từng viết: "Vì sao tôi phải ở NewYork? Bởi vì tham vọng của tôi quá lớn, chỉ có thành phố phồn hoa mới có thể che giấu nó".

Tìm được việc làm ở thành phố lớn cũng có nghĩa không ngừng cố gắng từng ngày. Theo báo cáo thống kê của thành phố Thượng Hải, năm 2017 số lượng người ngoại tỉnh đăng ký nhập tịch là 4,55 triệu lượt người, mức thu nhập bình quân của họ là 5.095 nhân dân tệ.

Nhìn chung, mức lương sinh viên được nhận ở Thượng Hải hay Bắc Kinh cao hơn nhiều so với ở khu vực nông thôn và các thành phố nhỏ khác. Trong xã hội có sự phân cấp về mức lương theo trình độ học vấn, sinh viên ra trường có mức lương từ 4.000 - 5.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 14 - 18 triệu đồng), trình độ thạc sĩ mức lương từ 6.000 - 10.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 21,6 - 36 triệu đồng), trình độ tiến sĩ là từ 10.000 nhân dân tệ trở lên (khoảng 36 triệu đồng).

Mặt bằng chung là vậy, thực tế mức lương còn gắn với ngành nghề, vị trí việc làm cụ thể. Mức lương cao tương đương với áp lực công việc họ phải gánh chịu.

Biến mình thành người xuất sắc

Nhiều người lựa chọn mưu sinh ở những thành phố lớn, thiếu vắng tình thân. Nếu như không ở nhóm trình độ học vấn cao, không có thành tích học tập xuất sắc, hay ở nhóm "hải quy" (nhóm trí thức từng học tập, làm việc ở nước ngoài trở về), sinh viên ra trường sẽ phải bắt đầu vươn lên từ những vị trí nhỏ bé trong công ty.

Thanh niên xuất thân từ nông thôn càng phải mất nhiều thời gian để bước ra khỏi sự tự ti mặc cảm. Họ phải chịu đựng thách thức, tối tăng ca, sáng sớm lại xếp hàng chen chúc trên những chuyến tàu điện ngầm chật cứng, sống trong những căn phòng nhỏ bé, nhưng họ vẫn kiên trì bám trụ với thành phố.


 

Cô độc trong mùa đông giá rét là dư vị của cuộc sống xa nhà
Cô độc trong mùa đông giá rét là dư vị của cuộc sống xa nhà



Tại Trung Quốc, người lao động muốn định cư và sinh sống lâu dài nhất thiết phải có hộ tịch, bằng không sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề an sinh xã hội.

Chính sách thu hút nhân tài của các thành phố lớn là điều kiện thuận lợi để sinh viên ra trường có thể đăng ký hộ tịch. Chính sách này đưa ra thang điểm chuẩn căn cứ trên các tiêu chí như: trình độ học vấn, bảng điểm học tập, giải thưởng trong nước và quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tốt nghiệp tại trường đại học trong danh sách top 100 trường xuất sắc của Trung Quốc… để tính điểm xét sinh viên có đủ điều kiện để nhập hộ tịch hay không.

Cơ hội luôn dành cho những người xuất sắc. Để chứng tỏ bản lĩnh, họ chỉ còn cách khiến mình trở nên xuất sắc ngay từ trên ghế trường đại học. Biểu hiện không tốt, bạn bị đào thải - cuộc sống vốn dĩ khắc nghiệt như vậy.


 

"Tuổi trẻ cần phải có dũng khí phiêu bạt để lập nghiệp" - đó là châm ngôn của giới trẻ Trung Quốc
"Tuổi trẻ cần phải có dũng khí phiêu bạt để lập nghiệp" - đó là châm ngôn của giới trẻ Trung Quốc



Phiêu bạt ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hay Thâm Quyến, các sinh viên chấp nhận cuộc sống cạnh tranh khốc liệt, nhưng họ lại có điều kiện khẳng định bản thân, cảm thấy cuộc sống riêng của họ được tôn trọng.

Trong cuộc sống của họ, những khái niệm bình yên, ấm áp, hạnh phúc đều được thay thế bằng các từ cạnh tranh, nỗ lực, cô đơn…

Trong cuộc sống của họ, đừng nói đến tình yêu với các soái ca như trong phim ngôn tình. Thực tế ngay từ việc đi thuê nhà, chuyển đồ…, sẽ chẳng ai giúp đỡ ngoài việc bạn phải tự vượt qua tất cả. Tối đến, may chăng những người bạn đại học vẫn ở trên wechat gửi cho nhau vài tin nhắn chia sẻ, động viên.

Mê lực lớn nhất của cuộc sống phiêu bạt chính là tìm môi trường để khẳng định bản thân, bởi "khi còn trẻ, bạn nhất định phải sống ở thành phố lớn, nếu không bạn sẽ ân hận đến cuối đời".

Hiền Thương (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.