Mạng xã hội làm tăng cảm giác cô đơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu trên 143 sinh viên Mỹ cho thấy sử dụng mạng xã hội thường xuyên làm tăng cảm giác trầm cảm và cô đơn.

 Mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và các nguy cơ sức khỏe từ nhiều năm nay đã trở thành chủ đề gây tranh cãi nhưng chưa công trình khoa học nào chứng minh được. Gần đây, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa bằng chứng khẳng định mạng xã hội làm tăng cảm giác cô đơn.

Ảnh: Savanda.
Ảnh: Savanda.



Trên Journal of Social & Clinical Psychology, bà Melissa G. Hunt, nhà tâm lý từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của bà tập trung vào các mạng xã hội bao gồm Facebook, Snapchat và Instagram. Đây là những trang phổ biến nhất với sinh viên.

Trong công trình, 143 sinh viên Đại học Pennsylvania được yêu cầu hoàn thành một khảo sát để xác định trạng thái cảm xúc và sức khỏe ban đầu của họ ngay khi vừa bắt đầu nghiên cứu. Các sinh viên này cũng cung cấp thông tin về thói quen sử dụng mạng xã hội trong một tuần.

Tiếp đó, nhóm tác giả phân chia ngẫu nhiên 143 sinh viên thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất tiếp tục sử dụng mạng như bình thường còn nhóm thứ hai chỉ dành 10 phút mỗi ngày cho mỗi trang mạng xã hội.

Sau hơn ba tuần, các sinh viên cung cấp dữ liệu trên điện thoại của họ cho các nhà nghiên cứu và hoàn thành bài khảo sát kiểm tra một loạt các yếu tố bao gồm mức độ lo âu, trầm cảm, cô đơn và nỗi sợ bị bỏ quên.

Kết quả cho thấy nhóm ít sử dụng mạng xã hội giảm đáng kể tình trạng trầm cảm và cô đơn. Đặc biệt, hiệu ứng này "rất rõ rệt ở những người có dấu hiệu trầm cảm nặng khi mới tham gia nghiên cứu".

 Bà Hunt thừa nhận nghiên cứu trên chỉ tập trung vào ba trang mạng xã hội nên vẫn chưa thể xác định liệu những phát hiện này cũng có thể áp dụng cho các trang khác hay không. Tương lai, nhà tâm lý dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn và tập trung vào thói quen sử dụng các ứng dụng hẹn hò của sinh viên đại học.

Bên cạnh đó, bà Hunt đưa ra một số lời khuyên cho những người dùng mạng xã hội: "Khi không bị cuốn vào những cú đúp chuột liên tiếp trên mạng xã hội, bạn sẽ dành thời gian vào những thứ có khả năng làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về cuộc sống. Nói chung, tôi khuyên bạn đặt điện thoại xuống và ở bên người thân, bạn bè".

Tuy nhiên, dù tin tưởng một cách mạnh mẽ vào việc hạn chế sử dụng mạng xã hội, bà Hunt nhấn mạnh rằng nghiên cứu của nhóm không kết luận giới trẻ cần hoàn toàn từ bỏ mạng xã hội.

Vào tháng 2 năm nay, ông Jeffrey Hall, phó giáo sư khoa truyền thông tại Đại học Kansas ở Lawrence (Mỹ), tuyên bố rằng hai nghiên cứu của ông đã phá vỡ lý thuyết "chuyển dịch xã hội" rằng khi một người dành càng nhiều thời gian cho mạng xã hội, người ấy sẽ dành càng ít thời gian để giao tiếp với mọi người trong "thế giới thực".

"Tôi đang cố gắng đẩy lùi quan niệm của đại chúng về cách thức hoạt động của mạng xã hội", Medical News Today trích lời của phó giáo sư Hall. "Tôi không nói lạm dụng mạng xã hội là tốt, nhưng nó không hoàn toàn xấu theo cách mọi người vẫn nghĩ".

 

Trang Tô (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.