Hồ Ánh Khiết (8 tuổi, người đồng bào Ca Dong, ở xã Trà Tập, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đi bộ chân đất hơn 30 phút, vác khúc măng rừng, tay ôm xấp lá gói rau góp về Đà Nẵng chống dịch COVID-19.
Mưa đến, cánh rừng khộp thâm u thuộc địa bàn hai huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) như được hồi sinh, những thân tre già trụi lá vì nắng hạn đã cựa mình nhú lên chồi măng nuột nà như búp tay sơn nữ. Để lấy được chồi non ấy, người “săn“ phải băng qua nhiều quả đồi, con suối... rất hiểm nguy và cơ cực.
(GLO)- Hiện nay, nhiều hội viên, phụ nữ huyện Kbang, Gia Lai đang tích cực tham gia khởi nghiệp với các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong số này có cơ sở sấy khô măng le của chị Nguyễn Thị Thanh Hương-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tơ Tung.
Mùa mưa Tây Nguyên thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. Thời tiết nắng - mưa đỏng đảnh khiến không ít người khó chịu nhưng với dân lao động nhất là đồng bào dân tộc thiểu số lại mong mùa mưa đến thật sớm và kéo dài thật lâu. Bởi mưa về rừng mới mọc măng, ra nấm, đồng ruộng mới nhiều cua, hến…
(GLO)- Những ngày này, làng trên xóm dưới ở xã Tơ Tung, huyện Kbang đều rậm rịch vào mùa măng khô. Đi khắp các con đường ở Tơ Tung, không khó để bắt gặp những liếp măng được đem ra phơi, vàng ươm, đẹp mắt.