Khởi nghiệp với măng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hiện nay, nhiều hội viên, phụ nữ huyện Kbang, Gia Lai đang tích cực tham gia khởi nghiệp với các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong số này có cơ sở sấy khô măng le của chị Nguyễn Thị Thanh Hương-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tơ Tung.
Từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch là khoảng thời gian bà con nông dân xã Tơ Tung đi bẻ măng rừng. Măng le ở đây nhiều và ngon nên rất được lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo cách làm cũ, các hộ dân thường tự sơ chế măng, phơi khô thủ công và bán lẻ; thu nhập không ổn định bởi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Xuất phát từ thực tế đó, chị Nguyễn Thị Thanh Hương đã nảy ra ý tưởng mở một cơ sở chuyên sấy khô nông sản, trong đó có măng le. Chị Hương cho biết: Người tiêu dùng đang hướng đến những sản phẩm ở địa phương do bà con tự chế biến, đặc biệt là sản phẩm từ rừng. Và măng le đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bởi đây là loại thực phẩm sạch, khi sơ chế không hề thêm phụ gia, hóa chất. Tuy nhiên, việc sơ chế và phơi khô theo kiểu thủ công khiến măng le không được giá, khó bảo quản. Vì vậy, chị nảy ra ý tưởng mua máy sấy nông sản để sấy măng.
 Chị Nguyễn Thị Thanh Hương bên một mẻ nguyên liệu. Ảnh: Hà Duyệt
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương bên một mẻ nguyên liệu. Ảnh: Hà Duyệt
Ngay khi ý tưởng được đề xuất, chị Hương nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, chính quyền địa phương và Hội LHPN huyện. Nghĩ là làm, chị dành thời gian khảo sát thị trường, rồi đầu tư mua một máy sấy nông sản, máy hàn miệng túi, xây dựng cơ sở chế biến với tổng chi phí lên đến 350 triệu đồng. Để công việc được thuận lợi, chị vận động các chị em phụ nữ trong xã dành 4-5 giờ mỗi ngày đến phụ các công đoạn sơ chế như: luộc măng, ép ráo nước, cắt măng... Chị Hương cho biết: Mỗi tối, cơ sở thu về 5-7 tạ măng, thu hút khoảng 4-10 chị em phụ nữ đến làm. Ban ngày, họ có thể lao động bình thường, tối đến cơ sở làm thêm để tăng thu nhập. Chị Đinh Thị Sợi (làng Tung, xã Tơ Tung) chia sẻ: “Gia đình tôi làm rẫy, công việc nặng nhọc mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Chúng tôi đến đây làm thêm, công việc nhẹ nhàng lại còn có mấy chị em làm cùng nên vui lắm. Mỗi giờ chúng tôi được trả công 15 ngàn đồng, tính ra cả tháng có thể kiếm thêm 2 triệu đồng”. Cơ sở này hiện còn sản xuất thêm các mặt hàng khác như: bí đao, chuối hột rừng sấy khô... và nhận sấy nông sản cho các hộ dân trên địa bàn. Tại Ngày hội du lịch Kbang tổ chức vào đầu tháng 8-2018, các sản phẩm của cơ sở cũng đã được trưng bày cùng nhiều nông sản đặc trưng của địa phương. 
Bà Đinh Thị Phiên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kbang-cho biết: Năm 2018, Hội đã triển khai kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” và đã có 7 ý tưởng được hỗ trợ với tổng kinh phí 350 triệu đồng. Hội cũng đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên mở 1 lớp tập huấn về ý tưởng khởi nghiệp với sự tham gia của 110 phụ nữ. Hiện nay, Hội LHPN huyện đang hướng dẫn các Hội cơ sở khảo sát ý tưởng khởi nghiệp, nhu cầu sản xuất trong chị em hội viên phụ nữ nhằm kịp thời có chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần sáng tạo, khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp của chị em phụ nữ thông qua sự phát triển của các tổ hợp tác/hợp tác xã. Đây cũng là hoạt động góp phần thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.       
Hà Duyệt

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.