Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với mục tiêu nâng cao giá trị hạt cà phê, năm 2020, anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Không những vậy, anh còn liên kết với nhiều hộ dân trong xã để mở rộng mô hình, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.

Anh Nguyễn Hữu Thuận cho biết, sản xuất cà phê khép kín chính là việc kiểm soát tất cả các khâu từ trồng trọt, thu hái, sơ chế, rang xay đến bảo quản, đóng gói để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Năm 2020, anh đã quyết định đầu tư máy móc phục vụ chế biến cà phê cũng như xây dựng vùng nguyên liệu. Để kiểm soát nguồn gốc và chất lượng đầu vào, theo anh Thuận, cà phê phải được trồng theo phương pháp hữu cơ, thuận với tự nhiên, không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

“Với 2 ha cà phê của gia đình, tôi bắt đầu tạo dựng thương hiệu cà phê Nguyên Sang. Nếu như trước đây trồng theo phương pháp truyền thống chỉ đạt khoảng 4 tấn nhân thì sau khi áp dụng phương pháp trồng hữu cơ, gia đình tôi thu về trên 8 tấn nhân”-anh Thuận chia sẻ.

Anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) đã xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh cà phê khép kín từ trồng, thu hái đến rang xay, chế biến. Ảnh: Mai Ka

Anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) đã xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh cà phê khép kín từ trồng, thu hái đến rang xay, chế biến. Ảnh: Mai Ka

Nhằm đảm bảo chất lượng cà phê rang xay, anh Thuận tiến hành tuyển chọn, phân loại hạt ngay khi thu hoạch. Cà phê được thu hái chọn lọc công phu giúp chất lượng nguyên liệu đầu vào chuẩn xác và đồng đều. Quá trình sơ chế cũng được anh thực hiện tỉ mỉ trong từng công đoạn như: phân loại, rửa sạch, phơi giàn… Sau đó, anh tiến hành rang xay để “đánh thức” hương vị cà phê. Anh Thuận còn đầu tư gần 500 triệu đồng để trang bị hệ thống máy rang khí nóng thông minh.

“Mỗi tháng, tôi đưa ra thị trường khoảng 3 tạ cà phê rang xay. Sau khi trừ chi phí, tôi thu về gần 15 triệu đồng. Tôi đang lập hồ sơ để cà phê Nguyên Sang được công nhận là sản phẩm OCOP của địa phương. Cùng với đó, tôi liên kết với các hội viên nông dân trong xã mở rộng vùng nguyên liệu và nhân rộng mô hình”-anh Thuận cho hay.

Nhiều hội viên nông dân xã Ia Din đã liên kết với anh Thuận để nâng tầm chất lượng và gia tăng giá trị cà phê của gia đình. Ông Lê Văn Toán (thôn Đoàn Kết) cho hay: Gia đình ông đã liên kết sản xuất hơn 1 ha cà phê. Vườn cây được canh tác theo phương thức tiên tiến từ khâu chăm sóc đến thu hái. Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống.

“Trước đây, tôi chưa biết nhiều về mô hình sản xuất cà phê sạch nên làm theo kiểu truyền thống, thu hoạch chỉ 5-7 tấn quả tươi/ha. Sau khi liên kết sản xuất, vườn cà phê của gia đình không dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ nhưng hiệu quả mang lại khá

Anh Nguyễn Hữu Thuận trang bị hệ thống máy rang nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cà phê khép kín. Ảnh: M.K

Anh Nguyễn Hữu Thuận trang bị hệ thống máy rang nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cà phê khép kín. Ảnh: M.K

Xã Ia Din hiện có 9 hộ nông dân liên kết sản xuất theo hướng cà phê sạch với tổng diện tích trên 10 ha. Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Thị Thu Huề nhận xét: “Việc hội viên nông dân liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Mô hình không chỉ tập hợp các hộ dân liên kết thực hiện sản xuất cà phê mà còn chế biến sâu và tìm kiếm thị trường. Chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền, kết nối về kỹ thuật và kiến thức để giúp hội viên nông dân của xã nhân rộng mô hình này”.

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.