Làm thế nào để những đứa trẻ không xem ông bà là ô dù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở cuộc sống hiện đại, cả cha và mẹ đều cần phải đi làm để đảm bảo nguồn tài chính cho gia đình. Chi phí thuê bảo mẫu nhiều khi quá lớn, lại không chắc chắn về sự an toàn của trẻ khi gửi tại các địa điểm trông giữ, hiển nhiên gửi con cho ông bà là phương án hợp lý nhất.

Có thể chọn đưa con qua nhà ông bà, hoặc đón ông bà lên trông con một thời gian ngắn. Chính trong khoảng thời gian này, trẻ em đang dần hình thành một sự gắn kết, mối liên hệ với ông bà thêm thân thiết hơn.

 

 Khi đã về hưu, ông bà luôn dành nhiều khoảng thời gian tối đa khi ở cạnh cháu mình
Khi đã về hưu, ông bà luôn dành nhiều khoảng thời gian tối đa khi ở cạnh cháu mình



Theo tiến sỹ Wyatt Fisher, một nhà tâm lý học người Anh, kiểu tâm lý quen thuộc này của trẻ con là điều dể hiễu. Bởi khi đã về hưu, ông bà luôn dành nhiều khoảng thời gian tối đa khi ở cạnh cháu mình.

Tâm lý chung của trẻ em là quen thuộc hơn với người dành nhiều thời gian cho chúng. Bên cạnh đó, là vì họ luôn thấu hiểu tốt những điều mà trẻ thực sự cần và muốn. Khả năng này xuất phát từ một “lợi thế” đặc biệt, đó chính là kinh nghiệm từng làm cha mẹ trong quá khứ, thông qua việc hiểu rõ những tín hiệu xã hội của trẻ. Nghiễm nhiên là ông bà đã trở nên nhạy cảm hơn với những gì trẻ muốn, và biết đâu là cách tốt nhất để thỏa mãn những mong muốn đó.

Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác thì cho rằng trẻ con luôn quấn quýt ông bà mình bởi vì nói theo một cách nào đó, họ đã “làm hư” chúng.

Quá trình nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh bao gồm các hướng dẫn, quy định, kỹ năng đơn giản, thời gian biểu và kỷ luật. Dĩ nhiên là ông bà cũng vậy, tuy nhiên họ lại làm những việc ấy nhẹ nhàng, mềm mỏng và kiên nhẫn hơn nhiều vì không có áp lực về thời gian. Hay thậm chí là việc luôn gây bất ngờ với những món quà nhỏ, ông bà cũng đang làm cho trẻ hiểu rằng, chúng thực sự được để ý nhiều hơn trong mắt ông bà.


 

Với ''lợi thế'' đã từng là cha mẹ, không khó để hiểu tại sao ông bà lại hiểu rõ những đứa trẻ hơn cha mẹ chúng.
Với ''lợi thế'' đã từng là cha mẹ, không khó để hiểu tại sao ông bà lại hiểu rõ những đứa trẻ hơn cha mẹ chúng.



Hãy để “người trong cuộc” lên tiếng. Những đứa trẻ khi được hỏi cho rằng chúng thích ở với ông bà hơn vì họ luôn chiều chuộng chúng, vì những món ăn ngon mà ông bà đã nấu, hoặc những cách giáo dục riêng mà thường cha mẹ không áp dụng. Tuy nhiên, việc con bạn có yêu ông bà hơn bạn hay không không phải là điều quá quan trọng. Miễn là bạn luôn thể hiện rõ sự cứng rắn trong cách nuôi dạy con và luôn dành tối đa thời gian để gia đình ở bên nhau, thì chúng vẫn sẽ cảm nhận được tình thương của bạn.

Và một lý giải cuối cùng, thời gian trẻ em ở bên ông bà, là hầu hết những ký ức tươi đẹp và hạnh phúc nhất thời thơ ấu. Ông bà luôn có những ảnh hưởng nhất định đến những đứa trẻ, là sợi dây kết nối và duy trì tình cảm gia đình qua nhiều thế hệ.


Làm thế nào để tránh việc ông bà “chiều hư” con trẻ:

Thường xuyên trò chuyện cùng ông bà: Ông bà thường có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp đã không còn phù hợp với hiện tại. Khéo léo hỏi thăm kinh nghiệm, cũng như “cập nhật” cho cha mẹ các phương pháp hiện đại sẽ giúp cả hai thế hệ tìm được tiếng nói chung trong việc nuôi dạy trẻ.

Thống nhất quan điểm: Dẫu biết rằng có thương mới chiều , nhưng cần để cho ông bà hiểu chiều quá sẽ sinh hư. Hãy cùng cha mẹ thống nhất một vài phương pháp cứng rắn, để trẻ vào khuôn khổ nhất định và không ỉ lại vào ông bà mỗi khi bị trách phạt.

Thường xuyên trò chuyện cùng con: Bởi sinh thành và nuôi dạy con cái vẫn luôn là trách nhiệm quan trọng thuộc về các bậc phụ huynh. Vậy nên bạn không thể phó mặc hết cho ông bà. Chưa kể đến việc quá xa cách với trẻ cũng sẽ tình cảm gia đình sứt mẻ. Hãy dành thời gian lắng nghe, trò chuyện, tâm sự để có thể trở thành người bạn tâm giao của trẻ, và để chúng biết bạn luôn yêu thương chúng nhiều như thế nào.



Lê Hồng Vân (Đẹp/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.