Lâm Đồng: Lạ, nuôi trâu nhà mà như nuôi trâu hoang, 5 thì 10 họa mới vô rừng thăm phải mang theo thứ này

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nuôi đàn trâu gần 20 con, tiếng là nuôi trâu nhà mà như nuôi trâu hoang. Đó là cách nuôi trâu trong rừng lạ đời của anh Cil Phlit, dân tộc Lạch, (30 tuổi, tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng)
Đàn trâu gần 20 con to nhỏ các loại của gia đình anh Cil Phlit trị giá hơn 400 triệu đồng, nhưng anh không nuôi nhốt, cũng chẳng chăn thả mà đem thả rông trong rừng suốt ngày nọ sang tháng kia. Họa hoằn 1-2 tuần anh vô rừng thăm đàn trâu. 
Trâu thả lâu trong rừng gần như thành trâu hoang, nhưng mỗi khi anh Cil Phlit vô thăm thì đàn trâu vẫn nhận ra chủ.

Đàn trâu gần 20 con của anh Phlit được thả rông trong rừng thông bên cạnh hồ Đan Kia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Đàn trâu gần 20 con của anh Phlit được thả rông trong rừng thông bên cạnh hồ Đan Kia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Anh Phlit cho biết, đây là đàn trâu của bố mẹ anh cho anh cách đây vài năm.
Anh Phlit cho biết, đây là đàn trâu của bố mẹ anh cho anh cách đây vài năm. "Đến nay, đàn trâu gồm 18 con của tôi đều khỏe mạnh, tôi thường thả trâu vào trong rừng tự kiếm ăn. Những lúc rảnh rỗi tôi mới vào thăm chúng, thường thì 1-2 lần mỗi tuần, có khi lâu hơn. Đôi khi, một tháng tôi mới vào nhưng phải mang theo muối và thức ăn vào cho chúng".

Theo anh Cil Phlit, sở dĩ năm thì mười họa anh mới vô rừng thăm đàn trâu của mình mà chúng vẫn nhận ra chủ là bởi mỗi lần vào thăm anh đều mang theo muối và thức ăn cho trâu. Trâu ăn muối và thức ăn do chủ mang tới thì sẽ nhận ra chủ vào những lần sau...

Chính vì vậy, người dân và du khách tham quan khu vực cây thông cô đơn gọi đàn trâu của anh Cil Phlit là đàn trâu bán hoang dã. Khi gặp người lạ, tất cả đàn trâu đều đứng im, dồn mọi ánh nhìn dè chừng vào người gần đó. Trong ảnh là chú trâu đầu đàn luôn luôn quan sát, lắng nghe xung quanh để điều khiển cả đàn tuân theo mệnh lệnh (trâu đầu đàn đeo chuông ở cổ).
Chính vì vậy, người dân và du khách tham quan khu vực cây thông cô đơn gọi đàn trâu của anh Cil Phlit là đàn trâu bán hoang dã. Khi gặp người lạ, tất cả đàn trâu đều đứng im, dồn mọi ánh nhìn dè chừng vào người gần đó. Trong ảnh là chú trâu đầu đàn luôn luôn quan sát, lắng nghe xung quanh để điều khiển cả đàn tuân theo mệnh lệnh (trâu đầu đàn đeo chuông ở cổ).

Anh Phlit cho hay, có lần, lâu ngày anh không vào thăm đàn trâu nên chúng
Anh Phlit cho hay, có lần, lâu ngày anh không vào thăm đàn trâu nên chúng "quên mùi" nên đã không cho anh lại gần. Chính vì vậy, anh phải mang muối, thức ăn vào để "dụ"chúng. Sau khi cho ăn muối và thức ăn, anh lại gần sờ chúng để làm quen và xem chúng có bị bệnh không.

"Đàn trâu này gia đình tôi đã nuôi cách đây gần 30 năm. Chúng cứ tự sinh đẻ trong rừng. Trâu già thì chúng tôi lại bắt bán, còn trâu nhỏ thì tiếp tục nuôi. Tôi cũng làm một cái chuồng để nhốt trâu, nhưng rất lâu mới dồn chúng về chuồng để bắt. Chỉ khi nào khó khăn lắm chúng tôi mới bắt trâu đem bán", anh Phlit cho hay.
"Đàn trâu này gia đình tôi đã nuôi cách đây gần 30 năm. Chúng cứ tự sinh đẻ trong rừng. Trâu già thì chúng tôi lại bắt bán, còn trâu nhỏ thì tiếp tục nuôi. Tôi cũng làm một cái chuồng để nhốt trâu, nhưng rất lâu mới dồn chúng về chuồng để bắt. Chỉ khi nào khó khăn lắm chúng tôi mới bắt trâu đem bán", anh Phlit cho hay.

Với đàn trâu này, con lớn nhất có giá khoảng 40 triệu đồng. Trung bình mỗi con trâu trưởng thành sẽ bán được với giá khoảng 30 triệu đồng. Với 14 con trâu lớn trong đàn, anh Phlit đang có trong tay hơn 400 triệu đồng.
Với đàn trâu này, con lớn nhất có giá khoảng 40 triệu đồng. Trung bình mỗi con trâu trưởng thành sẽ bán được với giá khoảng 30 triệu đồng. Với 14 con trâu lớn trong đàn, anh Phlit đang có trong tay hơn 400 triệu đồng.
Mỗi lần anh Phlit đi thăm trâu, anh thường sử dụng xuồng máy đi qua hồ Đan Kia - Suối Vàng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Mỗi lần anh Phlit đi thăm trâu, anh thường sử dụng xuồng máy đi qua hồ Đan Kia - Suối Vàng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Đàn trâu của gia đình anh Cil Phlit (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) được xem là giống trâu có nguồn gốc từ Tây Nguyên, phân bố chủ yếu xung quanh chân núi Langbiang (tỉnh Lâm Đồng). Đây là giống trâu của người dân tộc Chil (dân tộc Lạch), gắn bó từ lâu đời trong cuộc sống và văn hóa với đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
Đàn trâu của gia đình anh Cil Phlit (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) được xem là giống trâu có nguồn gốc từ Tây Nguyên, phân bố chủ yếu xung quanh chân núi Langbiang (tỉnh Lâm Đồng). Đây là giống trâu của người dân tộc Chil (dân tộc Lạch), gắn bó từ lâu đời trong cuộc sống và văn hóa với đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.