Ký ức như vừa hôm qua...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi đang trên đường đi chơi. Nghỉ hưu 4 năm không biết bao nhiêu chuyến đi. Cứ mong hưu để đi thì giờ ước mơ ấy đã được thực hiện. Nhưng thì ra, đi chơi mà vẫn không dứt được “những ngày xưa cũ”. Có những chuyện vui, có những chuyện buồn, nhưng có điều kiện nghĩ lại, nhớ tới, nó vẫn cứ bồi hồi...
1. Còn nhớ một hôm lên phòng làm việc ở Ty Văn hóa-Thông tin, tôi thấy 1 tổ ong rất lớn, to bằng cái rổ, làm ngay trên cái cây trước cửa phòng hành chính. Một người xui lấy đá ném cho ong bay đi. Tôi-khi đó là sinh viên mới từ Huế lên, nào có biết ất giáp gì, tưởng thế là làm điều tốt, bèn tương nguyên 1 cục gạch vào giữa tổ ong. Thế là, đàn ong bay tóe loe ra, đuổi đốt mọi người. Tôi xanh mặt chui vào phòng... trốn. Một anh nhân viên đánh máy bị đốt sưng mặt giật cửa xông vào phòng đòi... đấm tôi. Thiếu nước lạy anh ấy. Một bác Phó ty chạy ra quát: “Trói thằng Hùng lại, trói ngay vào gốc cây có ong ấy”. Tôi run lẩy bẩy.
Kết cục, có hơn chục người bị ong đốt, trong đó có 2 chị phải cấp cứu vì ngất tại chỗ (ngày ấy bệnh viện tỉnh trên đường Trần Hưng Đạo, sát cơ quan tôi). Một chị sau khi đi cấp cứu thì được bác sĩ cho về nhà. Thấy vợ với bộ mặt sưng vù, anh chồng chị ấy tìm gặp tôi bảo: “Em ở xuôi lên nên không biết ong nguy hiểm thế nào, nhất là ong này là ong lỗ. Lần sau rút kinh nghiệm nhé”. Tôi lí nhí nói lời xin lỗi.
Còn chị Ng. bị ong đốt phải nằm viện cấp cứu mấy ngày. Tôi nhờ đồng nghiệp Hồng Vân đi mua nải chuối và rủ vào bệnh viện thăm chị Ng. Mọi người bàn tán bảo: Chị Ng. bị nặng, khả năng không hồi phục, khéo chồng nó bỏ, thằng Hùng phải chịu trách nhiệm. Tôi nói với chị Vân: Nếu chồng chị Ng. bỏ thì tôi sẽ... lấy chị ấy. Cái hồi ấy nó trong veo thế. Vào viện tôi không dám bước, cứ đẩy Vân đi trước. Nhưng chị Ng. lại cười rất tươi, bảo đừng sợ, chị đỡ rồi. Mày có tiền đâu mà mua chuối thăm chị. Thôi về đi, không phải thăm nom gì nữa nhé... Lúc ấy đâu như mới 3 tháng tròn từ khi bước chân lên Pleiku nhận việc ở Ty Văn hóa-Thông tin.
2. Ngay tuần đầu tiên nhận việc, tôi được trưởng phòng giao cho một cái bao tải rất to. Mở ra thì trong ấy toàn... thơ là thơ. Thì ra, Ty Văn hóa-Thông tin đang có cuộc thi thơ, tôi có nhiệm vụ đọc chọn ra mấy chục bài hay, sau đó viết bài nhận xét cho số tạp chí đang thực hiện. Tôi vô tư đọc, và vô tư viết, tất nhiên với kiểu ngây thơ và non nớt nhưng lại đầy hăm hở và tự tin của kẻ có tí chữ mới ra trường. Đại bộ phận là thơ... dở, rất nhiều vè và văn xuôi sai ngữ pháp. Có mấy bài thơ của các tác giả là “cây đa cây đề” của Gia Lai ngày ấy nhưng tôi cũng không biết, cứ đọc trên bản thảo rồi... phang. Bây giờ nghĩ lại thấy mình cũng liều. Khi bài được in thì tôi hứng búa rìu. Mọi người xôn xao: Văn Công Hùng là “cu nào” mà dám chê người này người kia. Ngay khen cũng bị mắng, bảo nó là ai mà dám khen. Tôi suốt ngày len lén như rắn mùng 5.
Năm sau thì tôi được giao biên tập cuốn truyện cổ Gia Lai-Kon Tum. Cuốn này sau được tái bản rất nhiều lần với số lượng rất lớn. Hồi ấy, mỗi lần in là đều mấy chục ngàn bản, đúng là thời hoàng kim của xuất bản. In ra cả tháng, bán đầy hiệu sách thì một hôm, bác Phó ty đi họp về, quát ầm ầm từ cổng: “Ông Hùng ơi ông giết tôi rồi. Ông đi thu hồi ngay cuốn sách về cho tôi. Làm ngay lập tức”. Lúc này, tôi đang xách bát xuống bếp tập thể ăn trưa, nghe thế tái mặt, đứng đần ra. Nghe ầm ầm quát một hồi thì mới thủng chuyện là vị bí thư thị xã (ngày ấy, Pleiku đang là thị xã) trong cuộc họp phát biểu, Ty Văn hóa-Thông tin nói xấu, bôi bác, làm nhục Pleiku khi trong cái tập truyện cổ ấy in ngay ở trang đầu tiên truyện “Sự tích Pleiku”. Pleiku tức là làng đuôi, nó lý giải tại sao lại là làng đuôi, bởi có con heo cúng nhưng cứ mang lên là tụi thanh niên lại ăn vụng mất đuôi. Tôi bình tĩnh nói: “Thưa chú, thu hồi sách là phải có quyết định. Chú làm quyết định cháu thực hiện ngay. Nhưng theo cháu việc này không sai, vì nó là truyện cổ tích mà, chứ có phải cháu hoặc ai đó phịa ra đâu. Nếu muốn thu hồi chú phải họp cả Ban Giám đốc chứ mình chú cũng chưa đủ thẩm quyền”. Bác Phó ty vẫn quát ầm ầm, bảo ông giết tôi đi, cử nhân với chả cử vỏ...
3. Giờ nhắc lại những câu chuyện này, mới thấy có một thời nó cứ vui như thế, làm bằng hăng say và nhiệt huyết, cả người được phê và tự phê, để hôm nay nó quy củ, nó luật định chặt chẽ và lý lẽ...
Và, ký ức cứ dội về, tươi rói như mới hôm qua...
VĂN CÔNG HÙNG
 

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.