Kiến trúc nhà rông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhà rông được xây dựng rất lớn, bề thế, được trang trí đẹp là nơi gặp gỡ bàn bạc của các đại diện gia đình (là đàn ông) với già làng để giải quyết những công việc liên quan đến mọi thành viên trong buôn làng, là nơi tổ chức các lễ (lễ đâm trâu, lễ sửa nguồn nước, lễ bỏ mả, lễ chiến thắng…).
Nhà rông của người Bahnar.
Nhà rông của người Bahnar.
Nhà rông được làm bằng những thứ gỗ tốt, nhất là các cột chân chôn lâu năm dưới đất không bị ải mục như gỗ trắc, gụ, mật, giổi xanh… Ngoài ra còn dùng các loại tre, lồ ô, song, mây, nứa, cỏ tranh… Nhà rông là một công trình kiến trúc khá đồ sộ so với nhà ở của đồng bào Tây Nguyên. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi dân tộc có kiểu nhà rông riêng, phong cách kiến trúc, trang trí hoa văn cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn đối với nhà rông của người Bahnar, dù bộ nóc rất cao nhưng chiều ngang của nhà tương đối rộng, góc của mái tam giác đầu hồi lớn nên làm giảm thế vươn lên của nó. Còn đối với nhà rông người Jrai có chiều hướng thu chiều dài lại nâng chiều cao lên, với qui cách đó làm cho nhà rông người Jrai thêm bề thế, hoành tráng hơn.

Để tìm hiểu cặn kẽ  từng nét riêng biệt đặc sắc của kiến trúc nhà rông cũng như nghệ thuật trang trí hoa văn, du khách chỉ có thể tham quan thực tế mới hiểu hết được giá trị.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.