Kiện toàn Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định kiện toàn Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh. 
Theo đó, tên gọi là Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh Gia Lai; tên giao dịch quốc tế là Gia Lai Province Disaster Prevention Fund (GialaiDPF).
Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh Gia Lai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, do UBND tỉnh quản lý. 
Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Quỹ hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 
Trụ sở của Cơ quan quản lý Quỹ đặt tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT). 
Lực lượng cứu hộ dùng ca nô chuyên dụng tiếp cận khu vực người dân bị cô lập ở tổ 9 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa). Ảnh: Văn Ngọc
Lực lượng cứu hộ dùng ca nô chuyên dụng tiếp cận khu vực người dân bị cô lập ở tổ 9 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa). Ảnh: Văn Ngọc
Nhiệm vụ của Quỹ là hỗ trợ các hoạt động phòng-chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định; tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh hướng dẫn việc lập, phê duyệt, thông báo kế hoạch thu, nộp Quỹ hàng năm đối với từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trước ngày 20-4 trong năm để đảm bảo thời gian lập và phê duyệt kế hoạch thu, nộp Quỹ cấp tỉnh trước ngày 15-5 hàng năm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP; tham mưu UBND tỉnh đề xuất, hỗ trợ kinh phí cho địa phương khắc phục hậu quả thiên tai từ Quỹ trung ương khi nguồn Quỹ cấp tỉnh không đảm bảo. 
Quỹ phòng-chống thiên tai tỉnh có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thực hiện điều chuyển cho các Quỹ cấp tỉnh của địa phương khác; thực hiện các quy định về chế độ báo cáo, phê duyệt quyết toán theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. Công bố, công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ; công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện; báo cáo quyết toán thu chi, nội dung thu chi theo địa bàn cấp huyện bằng các hình thức: gửi cơ quan quản lý Quỹ trung ương; niêm yết tại trụ sở Quỹ; thông báo bằng văn bản tới cơ quan, tổ chức đóng góp Quỹ; công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở hoặc Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh. 
Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cung cấp đầy đủ thông tin về Quỹ cho các cơ quan chức năng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức Hội có liên quan khi có yêu cầu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao. 
Quỹ quản lý và thực hiện việc chi Quỹ theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ nộp Quỹ theo quy định của pháp luật; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ đối với các đối tượng theo đề xuất của UBND cấp huyện; tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ, thu hồi kinh phí đã cấp khi phát hiện đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm cam kết về việc sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan; tham gia làm việc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật để kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ vốn bổ sung cho Quỹ; kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ. 
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và Cơ quan quản lý Quỹ. 
Hội đồng quản lý Quỹ gồm 9 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông, lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Ban kiểm soát quỹ gồm 3 thành viên. Cơ quan quản lý Quỹ gồm Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Làng A làm theo gương Bác

Làng A làm theo gương Bác

(GLO)- Làng A (xã Gào, TP. Pleiku) được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đầu năm 2024.

Chuyện về loa truyền thanh

Chuyện về loa truyền thanh

(GLO)- Nhà tôi cách trung tâm thành phố hơn 3 km. Gần đây, tôi mới được nghe tiếng loa truyền thanh phát ra từ một đơn vị Công an gần đó. Một hôm, nghe tiếng loa, con tôi reo lên: “Ở đây có cái tiếng giống ở nhà bà ngoại nè mẹ”.
“Cơm treo” nghĩa tình

“Cơm treo” nghĩa tình

(GLO)- “Cho đi yêu thương-nhận lại hạnh phúc” là thông điệp mà chị Trần Thị Giáng Sinh-Chủ quán cơm tô Chị Đẹp (vỉa hè đường Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Thụ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) muốn gửi gắm khi triển khai mô hình “cơm treo”.
Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất xây dựng chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng
Ân nhân của làng Bluk Blui

Ân nhân của làng Bluk Blui

(GLO)- Với tấm lòng nhân hậu, gần 40 năm qua, bà Siu H’Jel (SN 1957, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những người mắc bệnh phong vượt qua mặc cảm để gầy dựng cuộc sống tốt đẹp.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.