Khấm khá nhờ nuôi dê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mạnh dạn khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi dê, với tinh thần cầu tiến, chịu khó làm ăn, đến nay kinh tế gia đình ông Phạm Vỹ (SN 1974, dân tộc Bana ở làng Canh Phước, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh) đã ổn định, khấm khá hơn so với trước.

Ông Phạm Vỹ (phải) giới thiệu mô hình nuôi dê của gia đình. Ảnh: C.H

Ông Phạm Vỹ (phải) giới thiệu mô hình nuôi dê của gia đình. Ảnh: C.H

Những năm trước đây, kinh tế của gia đình ông Vỹ phụ thuộc vào 4 ha mía, mì và keo, cuộc sống nhiều khó khăn, chật vật. Với khát vọng vượt khó, ông đã không ngừng tìm tòi, học hỏi các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương. Năm 2020, sau khi đi thăm trang trại nuôi dê của một người bạn ở xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), nhận thấy việc nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với điều kiện nuôi thả ở địa phương, ông Vỹ quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 5 con dê giống Bách Thảo về nuôi thử.

Vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ nhiều nguồn; chịu khó tra cứu sách, báo, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi dê trên internet, dần dần ông Vỹ say mê, quyết tâm làm giàu theo hướng này.

Hiện tại, ông Vỹ đang nuôi 30 con dê, gồm dê thịt, dê giống và dê sinh sản. Lúc cao điểm, gia đình ông nuôi khoảng 170 con. Theo tính toán của ông, nuôi dê có lãi hơn một số vật nuôi khác, lại nhanh thu hồi vốn, không sợ ế hàng. 1 con dê cái nếu nuôi tốt sau 10 tháng bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi năm đẻ khoảng 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 3 con. Dê thịt nuôi từ 7 - 8 tháng có thể đạt 25-30 kg, bán với giá 80-120 nghìn đồng/kg; còn dê giống bán với giá 150 nghìn đồng/kg. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, ông đã bán được 3 lứa dê với tổng số 80 con, thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

Cùng với nuôi dê, gia đình ông Vỹ còn có nguồn thu nhập ổn định từ 4 ha keo, chăn nuôi bò, trồng rau, cây ăn quả… Từ chỗ kinh tế eo hẹp, khó khăn, gia đình ông Vỹ đã vươn lên trở thành hộ khá với tổng thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn tích cực tham gia các hoạt động của làng, xã; giúp đỡ các thanh niên, nông dân khác có nhu cầu chăn nuôi dê về kỹ thuật, con giống.                        

CHƯƠNG HIẾU

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Dự án FLC Hilltop Gia Lai tại phường Diên Hồng

Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ dự án khách sạn, nhà phố FLC Hilltop

(GLO)- Dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai do Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng (trước đây là phường Ia Kring, TP. Pleiku) đang được UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa vào khai thác.

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

null