Ia Blứ chú trọng phát triển chăn nuôi dê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình trạng cây hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt, giá lại liên tục giảm trong thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã chuyển sang đầu tư chăn nuôi dê. Đây là hướng đi mới giúp nhiều hộ của xã cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.
Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Diệu (thôn Thủy Phú) có hơn 1.000 trụ hồ tiêu. Từ năm 2013, diện tích hồ tiêu này liên tục nhiễm bệnh rồi chết sạch khiến gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Để cải thiện thu nhập, năm 2014, chị Diệu quyết định xây dựng chuồng trại rồi bỏ ra 20 triệu đồng mua 5 con dê về nuôi. Sau đó, chị tận dụng diện tích hồ tiêu bị chết để trồng cỏ và hái lá keo làm thức ăn cho dê. Chị cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho dê. Nhờ chăm sóc tốt, đàn dê của gia đình chị phát triển khỏe mạnh và tăng nhanh về số lượng, mỗi năm xuất bán thu được 180-200 triệu đồng. Hiện nay, đàn dê của chị có hơn 80 con và đang được tiếp tục nhân giống để tăng đàn.
 Chị Nguyễn Thị Diệu (thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: N.H
Chị Nguyễn Thị Diệu (thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: N.H
Chị Diệu cho biết: “Thuận lợi khi nuôi dê là dễ kiếm nguồn thức ăn. Gia đình tôi chủ yếu tận dụng thức ăn sẵn có cho dê là lá keo và cỏ. Hơn nữa, dê cũng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh nên tỷ lệ hao hụt rất ít. Ngoài ra, phân dê dùng để ủ bón cho cây trồng nên đã giảm bớt được một phần chi phí trong sản xuất. Do vậy, gia đình tôi đang chọn hướng chăn nuôi dê kết hợp trồng cây ăn quả trên diện tích hồ tiêu bị chết để cải thiện thu nhập”.
Năm 2015, gia đình anh Nguyễn Tấn Phước (thôn Thủy Phú) cũng đã chuyển một phần diện tích hồ tiêu bị chết sang làm chuồng nuôi dê. Ngoài tận dụng nguồn lá keo sẵn có, anh Phước trồng thêm 4 sào cỏ trên diện tích hồ tiêu bị chết để làm thức ăn cho dê. Mới đầu, anh nuôi 30 con dê sinh sản để nhân đàn. Sau đó, anh nuôi dê thịt để bán. Hàng tháng, anh xuất bán 8-10 con dê đi Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TP. Pleiku, thu về 12-15 triệu đồng. Anh Phước chia sẻ: “Mới đầu, do tôi chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đàn dê thỉnh thoảng mắc các bệnh như tụ huyết trùng, tiêu chảy. Sau khi áp dụng những kinh nghiệm học được trên mạng internet, đàn dê đã phát triển tốt, rất ít khi bị bệnh. Qua một số lần xuất bán, đàn dê của tôi hiện còn 130 con. Sắp tới, tôi sẽ làm thêm chuồng để tiếp tục nhân rộng đàn dê”.
Trao đổi với P.V, ông Phan Thành-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Blứ-cho biết: Hiện nay, Ia Blứ cùng với Ia Le là 2 xã có đàn dê lớn nhất huyện Chư Pưh. Riêng đàn dê xã Ia Blứ có 2.512 con, tập trung tại các thôn: Phú Bình, Thủy Phú và Phú Hòa. Các giống dê được bà con lựa chọn nuôi nhiều nhất là dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Boer. Để nghề chăn nuôi dê phát triển ổn định, giúp người dân trên địa bàn xã cải thiện đời sống, Hội đã phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật làm chuồng, theo dõi, quản lý và chăm sóc đàn dê cho nông dân. Hội còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã vận động, hướng dẫn bà con liên kết thành lập các tổ nghề nghiệp nuôi để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, phòng-chống dịch bệnh, giúp nhau tiếp cận các nguồn vốn vay, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xã cũng đã ra mắt tổ liên kết nuôi dê tại thôn Thủy Phú và sắp tới sẽ ra mắt Hội Nghề nghiệp chăn nuôi dê. “Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục phát triển nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mua con giống, tiến tới phát triển nghề chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa nhằm tăng thu nhập”-ông Thành cho hay.
 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.