Học ngành hóa, nhưng ra trường làm... công an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại úy Trịnh Hải Thắng (32 tuổi), cán bộ Đội Giám định hóa kỹ thuật pháp lý và pháp y sinh vật, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM, đã góp nhiều công sức trong việc triệt phá không ít chuyên án ma túy.

Ngã rẽ bất ngờ

Đại úy Thắng là cựu sinh viên Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM; sau đó đạt học bổng thạc sĩ ngành hóa của ĐH Paris XI (nay thuộc ĐH Paris-Saclay, Pháp).

Anh nhớ lại: "Tôi có định hướng học xong về nước làm giảng viên đại học hoặc mảng R&D (nghiên cứu và phát triển - PV) trong các công ty về ngành dược".

Nhưng rồi anh đã có ngã rẽ bất ngờ. Thời điểm trước khi về nước, anh được em gái kể thông tin Công an TP.HCM đăng tuyển 150 chỉ tiêu ngành ngoài.

Anh Thắng mới được thăng hàm đại úy. ẢNH: NVCC
Anh Thắng mới được thăng hàm đại úy. ẢNH: NVCC

"Về VN, tôi liền nộp hồ sơ. Vì đã nghe kể nhiều về kỹ thuật hình sự, tôi nhận thấy đây là lĩnh vực cần nhân lực trình độ cao, đặc biệt mảng giám định hóa toàn bộ là ngành ngoài. Gia đình cũng đưa những lời khuyên là có thể sử dụng ngành hóa học trong lực lượng công an", anh kể.

Sau khi hồ sơ đạt, cũng như hoàn thành những vòng thi tuyển về kiến thức nhà nước, pháp luật, ngành công an nhân dân, kiến thức chuyên môn hóa học…, anh được tuyển chính thức, trở thành thiếu úy công an mà không cần trải qua giai đoạn tạm tuyển.

"Được vào ngành và làm việc theo đúng chuyên môn, phát huy tối đa sở trường, là điều vượt qua sự mong đợi của tôi", anh nói.

Đại úy Thắng cho biết giám định nhiều mảng: ma túy, các mẫu sinh học, pháo nổ, vật liệu nổ, axit, khí cười...; để từ đó phải xác định về mặt bản chất hóa học, đánh giá, giám định mẫu có phải là ma túy hoặc là chính loại chất cần tìm hay không.

Từ ngày công tác ở Công an TP.HCM, anh đã tham gia rất nhiều chuyên án để trực tiếp thực hiện giám định các vụ việc ma túy trong vai trò giám định viên.

Có thể kể như trong chuyên án đấu tranh triệt phá tội phạm ma túy có tổ chức do Lê Minh Trí (tức Trí "cá voi") cầm đầu, trong đêm 20.4.2023, anh được phân công trực tiếp xuống hiện trường tại một công ty ở xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn, TP.HCM để cùng đồng đội trực tiếp nhận định, thực hiện kiểm tra nhanh hàng chục mẫu vật.

Hay ngày 17.3.2023, đại úy Thắng được Ban chỉ huy đơn vị phân công trực tiếp giám định các mẫu vật nghi vấn là ma túy trong chuyên án liên quan đến 4 nữ tiếp viên hàng không thuộc chuyến bay mang số hiệu VN10 ngày 16.3.2023 của Vietnam Airlines.

Sẵn sàng đương đầu với những chuyên án mới, thử thách mới

Đại úy Thắng cho rằng công tác giám định các mẫu vật có phải là ma túy hay không mang ý nghĩa rất lớn; bởi vừa góp phần giúp các vụ án, chuyên án thành công, vừa giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. Từ đó bớt những nguy cơ hiểm họa về ma túy, bảo vệ bình yên hạnh phúc cho người dân, gia đình, xã hội.

Đại úy Trịnh Hải Thắng là cán bộ Đội Giám định hóa kỹ thuật pháp lý và pháp y sinh vật, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM. ẢNH: THANH NAM

Đại úy Trịnh Hải Thắng là cán bộ Đội Giám định hóa kỹ thuật pháp lý và pháp y sinh vật, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM. ẢNH: THANH NAM

"Vì lẽ đó, tôi luôn sẵn sàng đương đầu với những chuyên án mới, thử thách mới", đại úy Thắng khẳng định.

Cũng theo anh, tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có trình độ càng cao. Thế nên việc giám định đòi hỏi phải chính xác, khách quan, khoa học, kịp thời, đúng với quy định trong các bộ luật nên lúc nào cũng rất căng thẳng. Việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, các mẫu giám định có rủi ro nhất định như mẫu HIV, mẫu dễ cháy nổ, các môi trường đi thu mẫu giám định tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dù có trang bị phòng hộ nhưng vẫn xảy ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Số lượng vụ việc giám định rất nhiều, vì phải đảm bảo đúng các thủ tục quy trình nên phải làm ngày đêm; kể cả thứ bảy chủ nhật vẫn phải đảm bảo thực hiện.

"May mắn là vợ và gia đình thấu hiểu đặc thù công việc nên thường xuyên động viên, hỗ trợ, qua đó giúp tôi yên tâm công tác. Dù rằng đôi khi tôi cũng chạnh lòng vì nhiều lúc không thể chăm sóc gia đình như bao người khác do tính chất công việc", anh nói.

Để làm tốt nhiệm vụ trong vai trò giám định viên, đại úy Thắng cho rằng: "Cần sự yêu nghề, tâm trong, trí sáng, không bị dao động bởi bất cứ yếu tố bên ngoài. Mặt khác, cần phải đảm bảo chính xác, khoa học, tôn trọng sự thật khách quan và đặc biệt phải đúng quy định của pháp luật. Tôi luôn thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật thật vững".

Tính đến nay, đại úy Thắng đã gắn bó với ngành được 8 năm. Anh kể: "Đã có nhiều người hỏi về quyết định dấn thân vào ngành của tôi. Tôi chia sẻ rằng tôi thấy yêu công việc này, muốn cống hiến nhiều hơn nữa, chưa một lần cảm thấy hối hận về quyết định ấy của bản thân. Nhờ trở thành công an nhân dân, tôi được rèn luyện rất nhiều điều như: tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, tính quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, chủ động, học được tính đoàn kết, tôn trọng tập thể, bớt cái tôi vì mục tiêu chung…".

Anh cũng chia sẻ rất thích một châm ngôn sống, là "Đừng bao giờ ngừng tin rằng những điều tốt đẹp đang đến". "Tôi vẫn lạc quan vào mỗi sáng thức dậy. Được sống, làm việc và được phụng sự Tổ quốc là vinh hạnh của bản thân", đại úy công an nói.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với phòng tập gym

Cô gái gen Z khởi nghiệp với phòng tập gym

(GLO)- Trong bối cảnh ngày càng nhiều người chú trọng đến sức khỏe và lối sống năng động, cô gái gen Z Nguyễn Vi Thảo (24 tuổi; trú tại 141 Trần Quý Cáp, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã quyết định khởi nghiệp bằng việc mở phòng tập gym mang tên F24 Training.

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.