Những sinh viên năm thứ 3 đã có thu nhập 30 triệu đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hiện nay, nhiều bạn trẻ có cuộc sống sinh viên vô cùng thoải mái, tiện nghi dù không phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Họ đã làm cách nào?

Những sinh viên năng động

Có thể tự trang trải các chi phí sinh hoạt từ năm thứ 2 đại học (ĐH), Tống Thái Thiên, sinh viên năm thứ 4, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ: "Mình có cuộc sống sinh viên khá thoải mái, nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ hay đi làm thêm tối mặt tối mũi. Ngược lại, mình luôn chủ động về thời gian làm thêm, đồng thời vẫn duy trì thành tích học tập tốt".

Thái Thiên có cuộc sống sinh viên thoải mái nhờ chinh phục các học bổng. ẢNH: NVCC
Thái Thiên có cuộc sống sinh viên thoải mái nhờ chinh phục các học bổng. ẢNH: NVCC

"Bắt đầu từ năm thứ 2 ĐH, mình nhận được học bổng khuyến khích học tập của trường nên có thể tự lo nhiều khoản chi phí. Bên cạnh đó, mình còn làm hồ sơ ứng tuyển các học bổng từ doanh nghiệp", Thiên chia sẻ bí quyết.

Đến hiện tại, số tiền học bổng Thiên nhận được là khoảng 40 triệu đồng. Bí quyết để chinh phục các học bổng của Thiên là luôn duy trì thành tích học tập cao, rèn luyện tốt.

Bên cạnh chinh phục các học bổng, Thiên còn làm thêm với công việc gia sư tiếng Anh trực tuyến. "Mỗi tuần mình làm 3 buổi, nhưng có thể linh hoạt về thời gian, khi nào rảnh thì dạy", nữ sinh cho hay. Nhờ vậy, Thiên có thể tự lo chi phí sinh hoạt mà không cần phải xin ba mẹ. Hiện tại, Thiên đang ở trong một căn hộ dịch vụ ở Q.Bình Thạnh, điều kiện sống khá tốt và tiện nghi.

Tương tự, mặc dù chưa tốt nghiệp, nhưng hiện tại Nguyễn Thị Kiều Trinh, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đang sinh sống tại một căn chung cư rộng rãi, đầy đủ nội thất và gần ngay trung tâm thành phố. Trinh chia sẻ: "Bắt đầu từ năm thứ 2 ĐH mình đã chuyển sang sống ở chung cư và có thể tự lo các chi phí sinh hoạt. Đến năm thứ 3 ĐH mình hoàn toàn không còn phụ thuộc vào ba mẹ về khoản tài chính".

Kiều Trinh đang sống trong một căn chung cư đầy đủ tiện nghi. ẢNH: THẢO PHƯƠNG
Kiều Trinh đang sống trong một căn chung cư đầy đủ tiện nghi. ẢNH: THẢO PHƯƠNG

Bắt đầu từ năm thứ 2 ĐH, khi tìm được công việc làm thêm phù hợp và có nguồn thu nhập khá ổn, Trinh tự lo mọi chi phí sinh hoạt, cuộc sống cũng thoải mái hơn. Đến năm thứ 3 ĐH, Trinh đã có thể tự đóng học phí khoảng 18 triệu đồng/học kỳ và 10 triệu đồng cho tiền sinh hoạt mỗi tháng. "Lúc đó, mình vừa học vừa làm MC, host livestream. Thu nhập không cố định, có tháng mình kiếm được 30 triệu đồng, nhưng cũng có tháng thì khoảng hơn 12 triệu đồng", Trinh kể và cho biết không chỉ lo cho bản thân, cô nàng còn có thể chăm lo cho gia đình, đưa ba mẹ đi du lịch.

Tự kiếm được tiền và học cách chi tiêu hợp lý

Tự lập tài chính và có cuộc sống thoải mái từ thời sinh viên, Tô Thủ Hải, hay thường được gọi là Hải An (26 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH RMIT (Hà Nội), chia sẻ: "Trước đó, mình đã đi dạy thêm tiếng Anh và sau khi vào trường mình sớm tìm được công việc thực tập có trả lương. Vì vậy, gần như suốt khoảng thời gian học mình không cần xin tiền ba mẹ để chi trả các khoản chi tiêu cá nhân".

An cho biết trong khoảng thời gian học ĐH, cô bạn vừa học vừa làm các công việc như: gia sư tiếng Anh, thực tập sinh, tiếp thị liên kết, sáng tạo nội dung… "Mỗi tháng mình có thể kiếm được 10 - 20 triệu đồng. Những công việc đó phù hợp với khả năng và sở thích nên mình thấy không vất vả. Vì biết cách quản lý thời gian và kỷ luật nên cũng không ảnh hưởng đến việc học mà còn cho mình nhiều góc nhìn thực tế", An cho biết.

Hải An có cuộc sống thoải mái nhờ biết cách quản lý chi tiêu.
Hải An có cuộc sống thoải mái nhờ biết cách quản lý chi tiêu.

Dù đi làm thêm, tự chi trả chi phí sinh hoạt thậm chí còn có khoản dư để gửi tiết kiệm nhưng An vẫn tốt nghiệp loại giỏi. "Mình sắp xếp các công việc giống nhau để làm cùng lúc và định ra một khoảng thời gian hoàn thành. Việc học quan trọng nhất là hiệu quả nên phải có phương pháp và tư duy. Mình có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp, hỏi thầy cô những điều chưa hiểu, hệ thống lại kiến thức sau mỗi buổi học", An chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình không khá giả nhưng nhờ biết cách tận dụng lợi thế của mình để chọn công việc làm thêm phù hợp, Trần Thị Mai Thi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã có cuộc sống sinh viên khá thoải mái.

Mai Thi tận dụng lợi thế của mình để tìm công việc làm thêm phù hợp. ẢNH: NVCC
Mai Thi tận dụng lợi thế của mình để tìm công việc làm thêm phù hợp. ẢNH: NVCC

Từ đầu năm thứ 2 ĐH, Thi đã tận dụng khả năng ăn nói và học thêm khóa MC rồi chuyển sang làm MC tự do, mẫu livestream bán hàng. "Công việc này vừa là sở thích của mình lại không nặng nhọc hay vất vả. Vì ưu tiên việc học nên mình ít nhận việc, chỉ làm thêm vừa đủ tiền chi trả các khoản phí sinh hoạt. Dù vừa đi thực tập vừa làm nhưng mình vẫn có thể kiếm được trên 10 triệu đồng mỗi tháng", Thi cho hay.

Từ lúc đi làm, Thi học hỏi được nhiều điều, cuộc sống nâng cấp và thoải mái hơn. "Từ lúc có được mức thu nhập tốt, mình chuyển chỗ ở, đầu tư cho bản thân, chi phí mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Có thể mua được những món đồ mình thích, đến những nơi mình muốn mà không phải suy nghĩ đắn đo quá nhiều. Mình cũng có thể gửi tiền về phụ mẹ lo cho gia đình", Thi tâm sự.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.