Từ đôi bàn tay trắng, nam thanh niên xây nhà miễn phí cho người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những năm qua, người thanh niên này đã xây dựng, sửa chữa nhiều ngôi nhà cho bà con neo đơn, hoàn cảnh khó khăn và không nhận một đồng tiền công nào trong khi bản thân chẳng giàu có. Anh ấy đã làm bằng cách gì?

Đó là câu chuyện của thanh niên tên Hiên Cuôn (30 tuổi), ngụ xã Đắc Pring, H.Nam Giang (Quảng Nam).

Nỗ lực vươn lên từ nghèo khó

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em ở vùng núi tỉnh Quảng Nam, gia cảnh vốn dĩ đã khó khăn, đến năm 8 tuổi, mẹ anh Cuôn qua đời, để lại 5 cha con, tình cảnh vì thế càng éo le hơn. "Mẹ mình mất khi đứa em út vừa được 1 tuổi, lúc đó phải đi vay mượn tiền để mua sữa cho em uống. Đến năm 2011, gia đình lại xảy ra biến cố khi anh trai đầu qua đời. Hoàn cảnh lúc đó khó khăn chồng chất", anh Cuôn bồi hồi nhớ lại.

Ý thức được hoàn cảnh của gia đình, anh Cuôn luôn cố gắng học tập để vươn lên. Thế nhưng, chỉ học hết lớp 9 là phải nghỉ bởi gia đình khó khăn không có điều kiện lo cho anh học tiếp. Đến năm 2013, anh Cuôn nhập ngũ. Khi trở về nhà, nhờ dành dụm được một ít tiền, anh đến TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) theo học nghề tại Trung tâm giáo dục thường xuyên để tiếp tục theo đuổi con chữ.

Anh Cuôn tuy xuất thân nghèo khó nhưng luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái
Anh Cuôn tuy xuất thân nghèo khó nhưng luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái

"Buổi sáng mình học nghề xây dựng, chiều học chương trình trung học phổ thông, tối thì phụ quán ăn kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thậm chí, có tháng mình còn gửi tiền về nhà để phụ ba lo cho các em. Nghỉ hè ai cũng háo hức mong về nhà nhưng mình vẫn ở lại làm thêm, tết cũng chỉ dám nghỉ vài ngày rồi lại tranh thủ đi làm để kiếm tiền", anh Cuôn kể lại.

Bản thân sinh ra trong một gia đình nghèo khó và chứng kiến cuộc sống vất vả của bà con xung quanh; vì thế anh Cuôn mong muốn làm việc gì đó để giúp đỡ họ. "Mặc dù mình cũng chẳng khá giả gì nhưng khả năng đến đâu thì giúp đến đó", anh Cuôn nói.

Học nghề để giúp mình và giúp đời

Sau khi học xong và có cái nghề trong tay, anh Cuôn về quê giúp đỡ bà con. Thời gian đầu, ai xây dựng hay sửa chữa nhà, anh cũng đều xông xáo giúp đỡ mà không lấy tiền.

Trước lúc nhập ngũ, anh Cuôn có tham gia một số hoạt động tình nguyện do thôn và xã phát động. Đến năm 2021, anh được bầu làm Bí thư Chi đoàn 49A, xã Đắc Pring. Ý thức được trọng trách của mình, anh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như vận động thanh niên ở địa phương lo làm ăn, góp phần xây dựng đời sống cá nhân.

Đến năm 2022, anh Cuôn vận động thanh niên địa phương để thành lập đội thợ xây, xây dựng, sửa chữa nhà miễn phí cho bà con neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chia sẻ về lý do thành lập đội, anh Cuôn nói: "Hoàn cảnh gia đình mình vẫn còn khá khó khăn, nếu chỉ có một mình thì không thể giúp đỡ được hết bà con. Vì vậy, mình thành lập đội để có thêm nhiều người cùng chung tay. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho những thanh niên trong thôn có công ăn việc làm".

Bên cạnh hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà miễn phí cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, anh Cuôn còn nhận thêm các công trình xây dựng để tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.

Giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2024 do T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên VN phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức. Lễ vinh danh sẽ diễn ra vào tháng 10.2024 tại thủ đô Hà Nội.

Thời gian đi xây dựng và sửa chữa nhà miễn phí cho người dân đã để lại cho anh Cuôn rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. "Kỷ niệm mình nhớ nhất là lần xây nhà giúp một hộ dân ở cụm dân cư Pê Ta Pót, thuộc xã Đắc Pring, H.Nam Giang. Đường sá đi lại vô cùng khó khăn, phải băng đồi, lội suối, đến nơi còn không có sóng điện thoại. Hoàn cảnh của gia đình đó cũng rất khó khăn, không có gì cả, khi làm xong chủ nhà cảm ơn rối rít và biếu cặp gà nhưng chúng mình không nhận. Hay cũng có những lúc giúp làm nhà xong, có nhiều gia đình ôm anh em khóc sướt mướt, thấy vậy mình càng muốn làm được nhiều hơn nữa", anh kể lại.

Với những đóng góp cho cộng đồng, anh Cuôn được T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên VN trao tặng giải thưởng Thanh niên sống đẹp 2024. "Thật sự mình chưa bao giờ nghĩ sẽ nhận được danh hiệu này. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình nhận được một giải thưởng quý giá như vậy. Những việc mình làm đơn giản chỉ vì muốn giúp đỡ cho bà con và nêu cao tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, đó cũng sẽ là động lực để mình cố gắng làm thêm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa", anh Cuôn bày tỏ.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.