Khởi nghiệp từ 10 triệu đồng, chàng trai thu lãi lớn với ốc bươu đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ số vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 10 triệu đồng, anh Bùi Hoàng Hồng Thái (29 tuổi, ngụ xã Tân Thanh, H.Cái Bè, Tiền Giang) nuôi ốc bươu đen trong vườn dừa, thu lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Anh Thái kể năm 2016, sau khi xuất ngũ, anh trở về địa phương ở xã Tân Thanh và học nghề lái xe để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Một lần tham quan học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi ốc bươu đen ở Cần Thơ, anh nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương mình phù hợp nên ấp ủ dự định khởi nghiệp.

Anh Thái nuôi ốc theo mô hình ốc sạch nên được thị trường ưa chuộng
Anh Thái nuôi ốc theo mô hình ốc sạch nên được thị trường ưa chuộng

Năm 2018, được Xã đoàn Tân Thanh hỗ trợ số vốn khởi nghiệp 10 triệu đồng, anh Thái mạnh dạn cải tạo ao, mua 8.000 con ốc giống về nuôi. Ốc được nuôi trong các ao ở vườn sầu riêng theo mô hình ốc sạch.

Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, môi trường nước xử lý chưa tốt và bị chuột, chim bìm bịp tấn công… nên ốc hao hụt nhiều. Dần dần, trong quá trình nuôi, anh Thái rút ra nhiều kinh nghiệm để khắc phục hạn chế và thành công.

Những mương nước trong vườn sầu riêng được anh Thái thả bèo, rong để tạo môi trường sống, trú ẩn cho ốc
Những mương nước trong vườn sầu riêng được anh Thái thả bèo, rong để tạo môi trường sống, trú ẩn cho ốc

Năm 2020, anh mở rộng mô hình với 8 ao nuôi, thuê thêm đất thả nuôi ốc trên diện tích 15.000 m2. "Tôi tận dụng các ao nước trong vườn sầu riêng rộng 8.000 m2 để nuôi ốc. Thành công với mô hình, tôi tiếp tục thuê thêm 7.000 m2 đất thả nuôi để cung ứng ốc thương phẩm, ốc giống ra thị trường", anh Thái nói.

Theo anh Thái, để ốc phát triển tốt, trước tiên, nguồn nước phải sạch, theo dõi xử lý nước có độ pH từ 6,5 - 7,5. Nước trong ao thường xuyên được cho ra vào để tạo môi trường tự nhiên cho ốc. Từ khi thả giống đến khi thu hoạch khoảng 4,5 tháng đối với ốc thịt. Nếu nuôi cho ốc sinh sản cần thêm khoảng 1,5 - 2 tháng.

Trứng ốc được anh Thái thu hoạch đem ấp
Trứng ốc được anh Thái thu hoạch đem ấp

Hiện tại với 8 ao trong vườn sầu riêng, anh Thái nuôi ốc thịt 5 ao, ốc sinh sản 3 ao. Mỗi ngày, từ 13 - 14 giờ, anh thu hoạch trứng ốc cho vào rổ rửa sạch rồi tiến hành ấp trứng. Sau 13 ngày, trứng nở ra con non (tỷ lệ nở 90 - 95%), anh tiếp tục dưỡng trong bể khoảng 14 ngày mới xuất bán con giống.

Dưới ao, anh trồng thêm bèo phủ mát mặt nước; thả rong, rêu và các loại cây thủy sinh để vừa tạo nơi trú ẩn, vừa làm nguồn thức ăn cho ốc. Ngoài ra, anh còn trồng 100 cây ổi theo hướng hữu cơ chỉ để hái trái cho ốc ăn.

Ốc giống nuôi trong vèo
Ốc giống nuôi trong vèo

Hiện ốc giống được anh Thái bán với giá 250 đồng/con, trứng ốc 700.000 đồng/kg, ốc thịt 35.000 - 60.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh, thành miền Tây và TP.HCM. Nhờ đó anh thu lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi ốc bươu đen trong ao vườn theo hướng ốc sạch của anh Thái tạo được uy tín, chất lượng nên thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Hiện, thị trường đang rất hút hàng nên anh dự định thuê thêm đất để nuôi.

Ốc thịt nuôi trong ao
Ốc thịt nuôi trong ao

"Với tiềm năng phát triển, mô hình nuôi ốc bươu đen này có thể trở thành hướng đi mới cho các nhà vườn trồng cây ăn trái nói chung và sầu riêng nói riêng, giúp bà con tối ưu hóa thu nhập mà không cần mở rộng diện tích canh tác", anh Thái kỳ vọng.

Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.
Khởi nghiệp không như là mơ

Khởi nghiệp không như là mơ

Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?