Học cách buông tay khi hết yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mất bao nhiêu thời gian để ta học được cách yêu một người? Và phải mất thêm bao nhiêu năm rộng đường dài để ta học được cách quên chuyện ái tình năm nào?



Vào một chiều chủ nhật đầu hạ, Phương nằm ườn trên chiếc giường cũ đã bắt đầu kêu "cọt kẹt" theo từng cái đong đưa của cô, quấn nhẹ chiếc khăn bông màu xanh ưa thích, cô gái nghêu ngao hát những điệu nhạc chẳng đâu vào đâu mà cô tự mashup cho mình. Tay nắm chặt chiếc smartphone mới tậu sau 3 tháng đi làm, lướt nhẹ những cái tin dày đặc trên dòng thời gian của mình chỉ để "like dạo". Chợt, Phương chững lại, trước một thông báo, ai kia vừa được cập nhật thành ảnh đại diện thành công? Nếu không phải vẫn nụ cười ngô nghê quen thuộc, vẫn là ánh mắt tinh anh sau cặp kính cận, thì hẳn Phương cũng chẳng thể nhận ra. Cậu giờ khác quá, khác hẳn ngày xưa. Không còn những nét thân quen ngày nào nữa…

Đã bốn năm không gặp rồi còn gì. Thời gian trôi qua kẽ tay, nhiều điều đổi thay, âu cũng là lẽ tất nhiên. Ngay cả tình cảm của Phương với Bảo, cứ ngỡ là mãi mãi, nhưng rốt lại cũng chẳng thể tránh khỏi quy luật phôi pha của thời gian. Sau tất cả, còn lại chỉ là những vệt kỷ niệm chạy dài theo năm tháng dưới mái trường cao đẳng năm xưa.

 

Thời gian trôi qua kẽ tay, nhiều điều đổi thay, âu cũng là lẽ tất nhiên...
Thời gian trôi qua kẽ tay, nhiều điều đổi thay, âu cũng là lẽ tất nhiên...


Giờ nhìn lại, Phương mới thấy mình khi đó thật trẻ con. Có lẽ khi yêu một ai đó, người ta luôn tin tưởng vào một cái kết viên mãn, một chuyện tình được xem là vĩnh cửu. Ít nhất là cho đến khi đi qua nó, ngoảnh đầu nhìn lại, người ta mới có thể nhận ra chẳng có gì là tồn tại mãi mãi - kể cả những lời hứa trước kia.Năm 18 tuổi, lần đầu vào Sài Gòn nhập học, Phương đơn giản nghĩ rằng chỉ cần bản thân và ai kia nắm tay nhau thật chặt. Vậy là đủ. Dù có ra sao và như thế nào cũng sẽ vượt qua hết. Chẳng bao giờ có cách chia.

Nhưng rồi, Phương nhận ra điều đó là quá sức, với cả Bảo và cô. Khi đó trong lòng Phương vẫn hy vọng rằng có thể cứu vãn mọi chuyện. Vẫn cứ mong bọn mình đi hết một vòng, sẽ nhận ra đã bỏ lỡ một người tốt, một người phù hợp với mình nên sẽ cùng quay đầu, trở lại với nhau...Phương còn nhớ lúc cả hai nói lời chia tay, rất dứt khoát và vô tình, đến nỗi Phương đã không hy vọng gì hơn là cố níu giữ một tình bạn, dù mong manh. Phương từng ngây thơ nghĩ, dẫu không thể sát cạnh bên Bảo như bao ngày tan trường thì vẫn có thể quan tâm đến cậu, như một người bạn cũ.

Nhưng Phương đã lầm, đó chỉ là tâm tư của riêng cô mà thôi. Khoảng cách giữa những kẻ kém duyên cứ ngày một xa dần tỉ lệ thuận với những tổn thương mà Bảo gây ra cho cô. Có thể là Bảo không cố ý, chỉ là do tình cảm của Phương quá sâu nặng sâu nặng tới mức, vì nó mà Phương làm khổ mình.

Cuối cùng thì Phương cũng dần nhận ra, một trong những điều ít ỏi tớ còn lại sau nhiều mất mát là lòng tự trọng. Phương không thể cứ để nó trôi tuột khỏi tay giống như đã làm mất Bảo. Cô không thể cứ hàng ngày vào Facebook, Instagram để ngóng chờ từng tin tức, dò theo tăm tích của cậu qua bạn bè mãi được. Điều đó khiến chính cô cảm thấy mệt mỏi khi đuổi theo những hy vọng viển vông. Thế nên Phương chặn tất cả, chặn những hình ảnh lẫn nỗi nhớ về cậu bạn bên cạnh mình năm 18 tuổi. Với Phương, tất cả sẽ tốt hơn rất nhiều nếu để cho mọi thứ được ngủ yên, không ai xâm phạm đời sống riêng của ai.

Chỉ có làm như vậy cô mới có thể buông tay hoàn toàn, không cố nắm giữ những gì không còn thuộc về mình, dù điều đó thật khó khăn. Có lẽ, đúng theo cách mà Hạ Vũ đã từng nói:

"Sau chia tay, làm gì có ai chấp nhận việc chia tay. Vẫn cứ muốn được ở bên người ta, vẫn tốt với người ta. Vẫn đến bất cứ khi nào người ta cần, dù chỉ với tư cách "bạn". Vẫn hy vọng sẽ có một lúc người ta sẽ đổi ý, sẽ thương lại mình và sẽ quay về. Thế mà, người ta cũng có quay về đâu. Dùng dằng níu kéo mãi, rồi đến một ngày cũng phải chấp nhận, cũng phải đành buông. Chấp nhận rằng mình đã mất đi một người mình rất thương, mất mãi mãi. Và phải đành buông khi họ đã không còn thương mình nữa, thật sự không còn thương nữa rồi…".

 Hạnh Hạnh (thegioitiepthi/nld)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.