Hoa quả dầm Việt Nam lọt top 17 món salad trái cây ngon nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Bản đồ ẩm thực thế giới” TasteAtlas vừa xếp hạng món hoa quả dầm của Việt Nam trong top 17 món salad trái cây hấp dẫn nhất thế giới.
Hoa quả dầm (ảnh nguồn TTXVN)

Hoa quả dầm (ảnh nguồn TTXVN)

Vietnamtourism.gov.vn cho biết, TasteAtlas giới thiệu hoa quả dầm là món ăn với đa dạng các loại trái cây hấp dẫn, hầu hết được trồng tại Việt Nam. Món ăn này được làm từ các loại quả như: đu đủ, dứa, xoài, thanh long, nhãn, dưa hấu, vải, mít, lê châu Á, chuối, mận, dâu tây và măng cụt.

Để làm món hoa quả dầm, người ta thường cắt những loại quả này thành từng miếng vừa ăn và cho vào các loại bát hoặc ly cao, sau đó thêm sữa chua, sữa đặc hoặc sữa tươi tùy theo khẩu vị và trộn đều thưởng thức.

Ngoài ra, thực khách cũng có thể trộn các loại hoa quả tùy thích cùng với nước cốt dừa, sữa đá xay, kem… Món “salad trái cây” này có hương vị thanh đạm, thơm ngon, giúp giải nhiệt và tốt cho sức khỏe. Đây là món tráng miệng, ăn chơi phổ biến ở cả 3 miền của Việt Nam và được mọi lứa tuổi yêu thích, theo TTXVN.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.