Khi ăn sầu riêng, chúng ta thường chỉ ăn phần thịt béo thơm và bỏ hạt. Nhưng thực tế, hạt của loại quả này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nếu được nấu chín và là một món ăn vặt bổ dưỡng. Dưới đây là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe từ hạt sầu riêng mà bạn không nên bỏ qua.
Tinh bột là một dạng carbohydrate phức tạp thường có trong chế độ ăn hàng ngày. Hàm lượng tinh bột cao trong hạt sầu riêng giúp góp phần vào việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và kìm hãm sự thèm ăn. Với đặc tính này, nhiều nhà công nghệ thực phẩm và các nhà khoa học coi hạt sầu riêng là một ứng cử viên tiềm năng để thay thế rất nhiều thực phẩm khác.
Chứa nhiều chất xơ
Hạt sầu riêng chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa và có thể giúp tránh được bệnh táo bón cũng như các vấn đề tiêu hóa khác, từ đó duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hàm lượng kẽm cao
Một trong những khoáng chất chứa nhiều nhất trong hạt sầu riêng là kẽm. Khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta khi hoạt động như một chất xúc tác cho hơn 100 loại enzym trong quá trình trao đổi chất. Vì vậy, hãy bổ sung hạt sầu riêng vào thực đơn các món ăn vặt để cung cấp chất kẽm cho cơ thể.
Có rất nhiều loại chất béo tốt cho sức khỏe
Trong hạt sầu riêng chứa nhiều chất béo tốt, không chỉ giúp liên kết các gốc tự do di chuyển trong cơ thể mà còn chống lại chất béo xấu, từ đó ngăn ngừa các bệnh liên qua đến tim mạch. Lưu ý, bạn cần đảm bảo ăn hạt sầu riêng đã được nấu chín để tránh bị ngộ độc.
Trà thảo mộc là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng cao chất chống ô xy hóa và hợp chất kháng viêm. Các loại trà này rất có lợi cho người có đường huyết cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống.
Cau là loại quả quen thuộc trong văn hóa ẩm thực và phong tục tập quán của người Việt, không chỉ đơn thuần là một loại hạt để nhai trong các buổi trò chuyện, mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Hoa bí ngô chứa nhiều kali, vitamin, các chất chống oxy hóa... nhờ đó giúp kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị vô sinh nam...
Đậu phộng được sử dụng phối hợp cùng một số nguyên liệu như táo tàu, hạt sen, mật ong... để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn ho, đau dạ dày...
Giảm cholesterol, có khả năng làm hạ đường huyết, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm cân… Nhưng vài năm gần đây, một số nam giới lại kiêng dùng giảo cổ lam vì lo ngại sức mạnh 'chốn phòng the' bị giảm sút.
Gừng, một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực và y học cổ truyền, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và hoạt chất sinh học mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.
Húng quế được coi là loại rau gia vị sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày, đây còn được ví như "thần dược" bởi lợi ích tuyệt vời với sức khỏe.
Ổi là loại trái cây được đánh giá là có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nó rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay bệnh thận. Muốn kiểm soát huyết áp thì chế độ ăn uống rất quan trọng.
Cơ quan chức năng huyện Tu Mơ Rông vừa phát hiện một trường hợp vào xã Đăk Hà bán các loại thuốc đông y không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc cho người dân.