Hàng trăm người đặt tiền,chờ mua loại nấm đắt nhất thế giới về VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loại nấm Matsutake hay còn gọi là Tùng nhung được xem là loại nấm có giá đắt đỏ nhất thế giới đang “cháy hàng” tại Việt Nam dù giá bán của chúng lên tới 10-30 triệu đồng/kg tùy thời điểm.


Cầm trên tay khay nấm có khoảng độ chục cây, chị Đào Thu Phượng ở Khu đô thị Ciputra (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) khoe: “Nấm Tùng nhung – vua của các loài nấm, tôi phải đặt mua đúng nửa tháng mới có với giá 4,5 triệu đồng/khay nấm 250gram này mà chưa bao gồm giá chuyển máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội”.

Chị Phương cho biết, nấm Tùng nhung này được là vua của các loài nấm vì chỉ khai thác được trong tự nhiên chứ chưa thể trồng nhân tạo được. Đặc biệt, chúng chỉ sinh trưởng trên rễ của cây thông còn sống và xuất hiện vào mùa thu hàng năm tại cánh rừng thông nên loại nấm này rất quý hiếm.

“Dịp này nấm đang vào mùa nên giá giảm xuống chỉ còn 18 triệu đồng/kg, còn riêng đầu mùa và cuối mùa, tôi phải đặt mua với giá khoảng 25 triệu đồng/kg”. Chị nói và cho biết, nấm Tùng nhung có mùi vị rất đặc thù, thịt dày và béo, ăn giòn, ngọt thanh cùng hương thơm thoang thoảng quyến rũ.


 

Nấm Tùng nhung, loại nấm quý hiếm và có giá đắt đỏ bậc nhất trên thế giới
Nấm Tùng nhung, loại nấm quý hiếm và có giá đắt đỏ bậc nhất trên thế giới



Nấm tùng nhung có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhưng muốn giữ được hương vị tự nhiên của chúng thì chị thường làm sạch nấm rồi đem nướng bằng than hoa tới cho nấm xém vàng, tứa nước tỏa mùi thơm ra, ăn sẽ chuẩn vị. Ngoài ra, có thể áp chảo với thịt bò Mỹ hay nấu súp cũng rất thơm ngon.

Tuy nhiên, theo chị Phương, loại nấm này đặt mua khá khó khăn vì ở Việt Nam ít người bán. Mỗi lần ăn chị phải đặt trước từ 10-15 ngày tại một cửa hàng ở Sài Gòn và được chuyển ra Hà Nội bằng máy bay. Chưa kể, nếu không phải mùa thì chỉ mua được nấm khô, còn nấm tươi có tiền cũng không mua nổi.

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Đinh Văn Tuấn, một đầu mối chuyên phân phối nấm Tùng Nhung ở quận Bình Thạnh (TP. HCM) thừa nhận, dù có giá siêu đắt đỏ nhưng nấm Tùng nhung vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng” do cung không đủ cầu.


 

 Tại Việt Nam nấm Tùng nhung tươi được bán với dao động từ 18-30 triệu đồng tùy thời điểm
Tại Việt Nam nấm Tùng nhung tươi được bán với dao động từ 18-30 triệu đồng tùy thời điểm



Anh Tuấn cho biết, đây là loại nấm có giá gần như đắt đỏ nhất trên thế giới. Chúng được biết đến nhiều ở Nhật Bản và các quốc gia khác ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Bhutan… Tại những quốc gia này, nấm Tùng nhung thường xem là loại nấm quý hiếm được dùng để làm quà biếu tặng.

Nấm này chỉ có vào mùa thu, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. ở đất nước Bhutan, nấm tùng nhu đang vào mùa thu hoạch và đặc biệt đang có mùa Festival nấm Matsutake nên giá cũng hạ hơn dịp đầu mùa. Theo đó, giá nấm này đang được anh bán với giá 18 triệu đồng/kg, còn những thời điểm hàng hiếm giá lên tới 30 triệu đồng/kg.

Nấm Tùng nhung có đặc điểm nón nấm màu nâu, thân nấm màu trắng. Một cân nấm tươi size trung bình loại anh đang bán được khoảng 40 cây, size lớn lượng cây sẽ ít hơn.

Anh Tuấn cũng tiết lộ, nấm Tùng nhung tươi anh đang là nấm nhập từ Bhutan bằng đường xách tay, mỗi lần chỉ về được từ 5-10kg nấm nên các khách phải đặt mua trước ít nhất 10 ngày, thậm chí có khách chỉ vì muốn ăn nấm tươi mà đặt trước cả năm trời.

Ông Lê Minh, một đầu mối bán nấm Tùng Nhung khác ở Hà Nội cũng cho biết, nấm Tùng nhung tươi hiện giá dao động từ 20-30 triệu đồng/kg, còn nấm tùng nhung tươi ngâm rượu có giá 12 triệu đồng/bình 5 lít (có 6 cây nấm).

Nấm này thuộc loại siêu hiếm, mùa nấm lại ngắn nên gần một tuần nay tôi đã chốt đơn không nhận thêm khách nữa. Bởi, lượng khách đặt nên tới cả 200 người, trong khi nấm nhập được về từ nay đến hết mua chưa chắc đã trả hết số đơn hàng nợ khách đã đặt trước đó.

Ghi nhận của PV, trên thị trường hiện nay có 2 loại nấm Tùng nhung là nấm tươi và nấm khô. Nấm Tùng nhung khô hàng khá dồi dào, khách mua lúc nào cũng có với giá từ 35-40 triệu đồng/kg tùy loại. Các đầu mối phân phối cũng cho biết, loại nấm khô này được các nhà hàng hạng sang hay khách sạn 5 sau đặt mua nhiều về để chế biến thành các món ăn cho khách. Riêng với loại nấm tươi, giá rất đắt đỏ và khách bắt buộc phải đặt trước mới có hàng.

Bảo Phương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null