Giấc mơ kỳ lạ và sự ngẫu nhiên bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Phùng Văn Phượng, ông nội cháu bé trong vụ trao nhầm con, khi lướt Facebook vô tình thấy tấm ảnh một đứa trẻ mặc bộ quần áo mùa đông, đeo chụp tai. Ông chột dạ vì thấy đứa trẻ quá giống con trai mình.
Ông Phùng Văn Phượng- ông nội một cháu bé trong vụ trao nhầm con.
Ông Phùng Văn Phượng- ông nội một cháu bé trong vụ trao nhầm con.
Bé M ôm chầm khi gặp tôi"
Gần đây, dư luận rất quan tâm tới vụ anh Phùng Giang Sơn (sinh năm 1990, trú tại Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) tố Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con cho gia đình sau khi sinh và bệnh viện này cũng đã thừa nhận sự cố.
Về phía gia đình, sáng nay (15.7), chị Vũ Thị Hương (người mẹ có con bị trao nhầm với gia đình anh Sơn) đã đưa cháu Đ.N.M về quê. Hai bên gia đình đã tổ chức bữa ăn thân mật để hai con gặp nhau.
Khi phóng viên ngỏ lời muốn ghi lại hình ảnh về buổi đoàn tụ, anh Phùng Giang Sơn từ chối và nói rằng: "Chúng tôi cần có không gian riêng tư, có nhiều người các con sẽ hoảng sợ".
 Anh Phùng Giang Sơn, chị Phùng Thị Thu Hiền cùng người con anh chị đã nuôi 6 năm qua. Ảnh. HT
Anh Phùng Giang Sơn, chị Phùng Thị Thu Hiền cùng người con anh chị đã nuôi 6 năm qua. 
Chia sẻ với Lao Động, ông Phùng Văn Phượng (ở thôn Vân Trai, xã Tây Đằng, Ba Vì), ông nội của cháu P.T.H (con anh Sơn, chị Hiền đang nuôi) cho biết, khi biết chuyện, 2 bên gia đình đã gặp nhau khoảng 10 lần, giúp các con ổn định tâm lý.
“Hôm đầu tiên gặp bên nhà chị Hương, cả gia đình tôi lên, cũng mua cho cháu M ít đồ chơi. Lên đến nơi, cháu H chạy lên ôm chầm lấy em trai nó (bé Khánh - con thứ 2 của chị Hương - PV), còn bé M chạy từ trong buồng ra ôm chầm lấy tôi. Khoảng khắc lúc đó rất xúc động, ai cũng sụt sùi", ông Phượng kể.
Gỡ nút thắt trong câu chuyện trao nhầm con
Cũng theo ông Phượng, ngày 27 tháng Giêng âm lịch, ông có một giấc mơ kỳ lạ liên quan đến chuyện gia đình. Sáng hôm sau, tỉnh giấc, ông vẫn băn khoăn về giấc mơ đó.
Sau đó, trong lúc lướt Facebook, ông vô tình thấy tấm ảnh một đứa trẻ mặc bộ quần áo mùa đông, đeo chụp tai. Ông chột dạ vì thấy đứa trẻ quá giống con trai mình (anh Sơn).
Ngay lúc đó, ông kể lại chuyện cho anh Sơn và khuyên hai vợ chồng đi xét nghiệm DNA. Trước lời khuyên của bố, anh Sơn bán tín bán nghi, và phải đến 1 tuần sau, anh Sơn mới đi xét nghiệm và vô cùng sốc khi kết quả cho thấy đứa con anh nuôi 6 năm nay không phải con ruột của mình.
Ông Phùng Văn Phượng (ông nội cháu H bị trao nhầm sang gia đình khác).
Ông Phùng Văn Phượng (ông nội cháu H bị trao nhầm sang gia đình khác).
Không tin vào sự thật, hai vợ chồng anh Sơn phải xét nghiệm DNA đến lần thứ 3 rồi mới quyết định đi tìm con ruột.
Theo lời kể của ông Phùng Văn Phượng, thời điểm con dâu ông sinh, cũng có một ca sinh cách đó 10 phút cùng nằm trong phòng sinh của Bệnh viện đa khoa Ba Vì. Qua tìm hiểu, cả gia đình đã đến gặp chị Vũ Thị Hương.
"Ngay trong lần đầu gặp gỡ, tôi biết chắc cháu M (con chị Hương đang nuôi) là cháu nội của mình", ông Phượng chia sẻ.
Trao đổi với Lao Động, chị Vũ Thị Hương cho biết, sở dĩ đến thời điểm này, hai bên gia đình chưa đổi lại con ruột của mình bởi chị muốn cháu M tiếp xúc dần với gia đình anh Sơn và ngược lại.
"Thời gian đầu, tôi và con vẫn đi lại bình thường rồi sẽ tách dần để con hòa nhập với gia đình anh Sơn", chị Hương nói. Đồng thời, chị cho biết: "Giao con vào lúc này, tôi sợ cả hai cháu không chấp nhận gia đình mới. Có lần M từng nói: "Con không đi đâu cả, con ở mãi với mẹ, nếu ép, con sẽ bỏ đi".
Cường Ngô-Phạm Dung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.