Gấp gáp, cẩn trọng thử nghiệm dạy SGK lớp 2 và lớp 6

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TP HCM đang tiến hành dạy thử nghiệm sách giáo khoa cho năm học mới, cụ thể là sách lớp 2 và lớp 6. Trong đó, mỗi quận - huyện sẽ dạy thử một số môn.



Theo hiệu trưởng các trường được chọn dạy thử nghiệm, quá trình thử nghiệm không phải để đánh giá hay đưa ra kết luận gì về bộ sách giáo khoa (SGK) mà mục đích để giáo viên (GV) làm quen với phương pháp dạy cũng như chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng.

Giáo viên trực tiếp góp ý với nhóm biên soạn

Ông Trần Trọng Khiêm - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Tân Phú, phụ trách giáo dục tiểu học - cho biết quận Tân Phú được chọn dạy thử nghiệm 2 môn là đạo đức và tự nhiên xã hội lớp 2 thuộc bộ SGK "Chân trời sáng tạo". Quá trình dạy thử nghiệm là sự tương tác trực tiếp giữa nhóm tác giả bộ SGK và các GV. Ban giám hiệu các trường cũng như phòng GD-ĐT không góp ý và đưa ra tổng kết gì. Vì mỗi quận, huyện chỉ chọn một số trường và dạy một số môn trong khi quá trình thực nghiệm là dạy tất cả các môn của cùng một bộ sách nên theo ông Khiêm, quá trình này chỉ để GV dựa theo SGK xây dựng kế hoạch giảng dạy, SGK chỉ như một công cụ tổ chức bài giảng.

Trong khi đó, một số trường tiểu học tại quận 7 được chọn dạy thử nghiệm môn toán chương trình lớp 2. Theo một GV tại quận 7, trước đó, một số GV được chọn để góp ý bản mẫu và SGK lớp 2. Sau quá trình góp ý sẽ tiến hành đưa vào dạy thử nghiệm.

"Khi dạy thử nghiệm, GV cũng được quyền góp ý nếu thấy chỗ nào chưa phù hợp, cần điều chỉnh. Từ thực tế lớp học và khả năng tiếp thu của HS, các em gặp những vướng mắc gì, GV còn băn khoăn gì trong quá trình triển khai thì trực tiếp góp ý với nhóm tác giả" - GV này thông tin.


 

 Lứa học sinh lớp 1 năm nay sẽ tiếp tục học SGK mới khi lên lớp 2. Ảnh: TẤN THẠNH
Lứa học sinh lớp 1 năm nay sẽ tiếp tục học SGK mới khi lên lớp 2. Ảnh: TẤN THẠNH


Cần ràng buộc trách nhiệm GV

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, tính đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố quá trình thực nghiệm các bộ SGK mới thế nào, trong khi thời gian đến năm học mới không còn nhiều. Trước đây, khi chương trình phổ thông 2000 triển khai, quá trình dạy thực nghiệm phải tiến hành gần 2 năm. Thậm chí có cán bộ phụ trách tiểu học thời kỳ này tại TP HCM phải trực tiếp đi phát tờ rơi để cho từng phụ huynh hiểu về chương trình. Cán bộ phụ trách giáo dục tiểu học tại một phòng GD-ĐT cho biết: "Trước những sai sót trong bộ SGK lớp 1, quá trình thực nghiệm SGK lớp 2 và lớp 6 càng không thể gấp gáp, vội vàng. Đây phải là quá trình khoa học và công khai cho dư luận được biết. Việc dạy thử nghiệm cũng phải tiến hành ở những quận, huyện; các trường có điều kiện khác nhau mới có thể đánh giá khách quan, công tâm" - vị này cho biết.

Ở một góc độ khác, ông Trần Trọng Khiêm cho rằng trong điều kiện thời gian đến năm học mới không còn nhiều và quá trình dạy thực nghiệm bị rút ngắn thì hội đồng thẩm định sách càng phải thận trọng hơn và trách nhiệm rõ ràng hơn. Đối với SGK lớp 2 và lớp 6 lần này, các cơ sở giáo dục cũng có niềm tin hơn với đội ngũ biên soạn vì ít nhất họ đã có kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Tuy nhiên, không thể chủ quan, phó mặc cho bộ phận nào vì lựa chọn SGK là trách nhiệm của ba bên, nhóm biên soạn, thẩm định và GV. "Rõ ràng GV có thời gian thảo luận, lựa chọn nên cần phải đưa ra chính kiến của mình" - ông Khiêm nói.

Dù TP HCM đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức lựa chọn SGK cho năm học 2021-2022 nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay đa số các trường vẫn chỉ tiến hành dạy thử nghiệm các môn khác nhau của cùng một bộ SGK. Lý giải điều này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 4 cho rằng trước đây ở SGK lớp 1, hầu hết các trường tiểu học tại quận này lựa chọn một bộ. "Vì vậy, ở bộ SGK lớp 2 cũng sẽ không thay đổi gì nhiều trong việc góp ý và lựa chọn" - vị này nói.

 


TP HCM hướng dẫn chọn SGK

Theo công văn của Sở GD-ĐT TP HCM về lựa chọn SGK cho năm học mới, việc lựa chọn sách phải để cán bộ quản lý, GV, đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu kỹ. SGK được lựa chọn cũng phải phù hợp tiêu chí của UBND TP HCM. Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông tổng hợp các kiến nghị của GV, HS, cha mẹ HS về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 (nếu có) và gửi ý kiến bằng văn bản về Phòng GD-ĐT, hạn cuối ngày 15-1. Các phòng GD-ĐT tổng hợp gửi về sở trước ngày 20-1.


Theo Phương Quỳnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.