Điểm báo ngày 6-8-2014

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên số báo in ngày 6-8-2014 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
 

>> Ưu tiên vốn cho doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả (Trang 3)

Ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, có sự chứng kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đứng chân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét, phân tích tình hình doanh nghiệp từ đó có biện pháp, chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp.

 

>> Dệt thổ cẩm ở Ia Ka và nỗi lo truyền nghề (Trang 4)

Nỗi buồn của chị H’Ngoan cũng là nỗi buồn chung của những người tâm huyết với nghề, bà Plói ở làng Ngó 3 là một trong số đó. Năm nay bà đã hơn 80 tuổi nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt khéo léo bên khung cửi, vừa dệt bà vừa kể chuyện về cuộc đời cho chúng tôi nghe: “Già chẳng nhớ là mình biết dệt vải từ năm bao nhiêu tuổi nữa, chỉ nhớ là bố mẹ dặn con gái phải biết dệt vải thì mới có người thương, có nhiều vải thì mới được coi là giỏi giang, chăm chỉ và được mọi người quý mến. Bây giờ nhiều tuổi rồi, không còn khỏe như ngày trước nữa, nên dệt cũng chậm lại, nhưng già vẫn làm cho đỡ buồn. Già chỉ lo lắng, một ngày nào đó, phụ nữ đồng bào mình không còn biết dệt thổ cẩm nữa”…

 

>> Bệ phóng vùng thượng nguồn sông Ba (Trang 6)

Kbang được xem là một vùng địa linh nhân kiệt. Có thể nói như vậy về vùng đất hào hùng nằm ở thượng nguồn sông Ba này. Từ hơn 200 năm trước, khi ba anh em nhà Tây Sơn bắt đầu dựng nghiệp, đất và người nơi đây đã từng nuôi đội quân áo vải đợi ngày xuôi đèo An Khê làm nên nghiệp lớn. Vùng thượng nguồn luôn xanh lúa, xanh ngô và đỏ thắm lá trầu nguồn. Nghĩa quân cùng với nhân dân trong vùng tổ chức trồng lương thực trên cánh đồng Cô Hầu rồi sau đó mở rộng ra cao nguyên Kon Hà Nừng bây giờ. Kbang trở thành vùng hậu cần vững chãi cho phong trào khởi nghĩa, giúp ba anh em Tây Sơn lãnh đạo nghĩa binh đi đến thành công.

 

GLO

Có thể bạn quan tâm