Đi trong hương lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, Krông Pa đang mùa lúa chín. Hương thơm dìu dịu lan tỏa khắp nơi. Đi trong hương lúa, tôi thảnh thơi chiêm ngắm cánh đồng bát ngát với những mảng màu khác nhau. Màu xanh của lúa đương kỳ ngậm sữa, màu vàng tươi của lúa sắp chín và màu vàng sậm của đám ruộng mà chỉ nay mai là có thể gặt được. Những bông lúa chắc hạt ngả đầu vào nhau yên lành trong buổi sớm mai gió nhẹ.
Giữa cánh đồng, thỉnh thoảng xuất hiện những chòi rẫy mái tôn xinh xắn được dựng theo kiểu nhà sàn. Đây là nơi cất nông cụ và cũng là chỗ để bà con nông dân nghỉ ngơi giữa buổi làm đồng. Tôi dừng chân bên bờ ruộng, mê mải nhìn theo đôi cánh chuồn chuồn ớt dập dìu bên lối cỏ. Cạnh đó, thấp thoáng những khóm hoa xuyến chi cuối mùa. Dưới nắng mai, có bông còn giữ được vẻ xinh tươi với cánh trắng nhụy vàng nhưng phần lớn đã xòe tung những sợi hoa li ti khô cong, ủ mình chờ mùa mưa tới.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Giữa thênh thang đồng lúa, bất chợt lao xao tiếng vỗ cánh của đàn cò. Cái giống cò rất tinh, chỉ cần thấy bóng người là vỗ cánh bay xa. Con nọ nối tiếp con kia rồi mất hút nơi chân ruộng khiến tôi chỉ kịp đưa mắt lướt theo những đôi cánh trắng chấp chới giữa thảm lúa vàng tươi. Nhìn đàn cò bay lượn, lại thấy quê mình yên bình biết bao!
Mới đó mà nắng đã trải khắp không gian một màu vàng dịu mát. Trên cánh đồng, đây đó đã thấp thoáng đôi người đi thăm ruộng. Tôi bắt gặp hình ảnh quen thuộc của người mẹ Jrai lưng mang gùi cặm cụi tháo nước vào đám ruộng nhà mình. Xa xa, một cô gái cắt cỏ bờ đang cuộn cỏ bỏ vào bao mang về cho bò ăn. Tiết trời tháng 4, nắng đều thuận lợi cho lúa chín vàng bông, cho người nông dân thu hoạch mùa màng. Chỉ ít ngày nữa thôi, một mùa gặt mới sẽ bắt đầu. Đi trong hương lúa, tôi như nghe được những tiếng thì thầm bất tận của mùa vàng.
MAI HƯƠNG 

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...