Đi tìm một địa danh huyền thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Đinh Kriu (60 tuổi)-Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Chơ Long, huyện Kông  Chro tình nguyện dẫn chúng tôi đến con dốc huyền thoại. Vừa đi ông vừa kể: Trước đây, người ta gọi dốc là Hle. Cái tên này giờ chỉ những người già mới còn nhớ. Họ kể rằng, có 3 cô giáo mang trong mình đầy nhiệt huyết và lý tưởng, đã lội bộ vượt hơn 60 cây số đường rừng núi từ thị xã An Khê vào đây dạy học. Tuy nhiên, khi đứng trước con dốc vừa cao lại dài, họ đã ôm nhau khóc nức nở. Sau đó, người ta đổi tên dốc Hle thành dốc Ba Cô để tưởng nhớ đến những giáo viên đầu tiên cõng chữ đến vùng đất này.

“Mình chỉ nhớ mang máng tên 2 cô là Lâm và Ghi. Năm vừa tròn 20 cái mùa rẫy mình mới lần đầu tiên được học cái chữ. Hồi đó, bà con mình đói lắm, cái bụng chưa no nên suốt ngày phải lên nương lên rẫy. Các giáo viên cũng lên nương làm chung với dân rồi dần dần mới vận động được bà con xuôi cái tai, cho con em ra lớp xóa mù. Tuy nhiên, các cô cũng chỉ ở đây được 2 năm rồi ra lại An Khê theo điều động của tổ chức. Từ đó đến nay, không còn ai nghe thông tin gì về các cô nữa. Tuy thời gian ở với bà con không lâu nhưng phải khẳng định rằng các cô đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc đặt nền móng giáo dục cho xã Chơ Long”-ông Đinh Kriu hồi tưởng về những người thầy đầu tiên.
 

Dốc Ba Cô ngày nay. Ảnh: N.L
Dốc Ba Cô ngày nay. Ảnh: N.L

Ngược về Phòng Giáo dục-Đào tạo thị xã An Khê, thầy Đặng Hước-Phó Trưởng phòng nói rằng có biết chuyện các cô Lâm và Ghi với nhiều kỷ niệm trong thời gian công tác tại vùng sâu, vùng xa. Sau một hồi trò chuyện thân mật, thầy đã mở danh bạ điện thoại, lần hỏi những người quen về địa chỉ 2 cô giáo Lâm và Ghi. Theo đó, nhà cô Vũ Thị Lâm (54 tuổi) nằm trên đường Tạ Quang Biểu (thị xã An Khê). Cô Lâm hiện vẫn đang dạy tại Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân. Chia tay thầy Hước, chúng tôi lại rong xe đến nhà người nữ giáo viên mà thâm tâm đinh ninh rằng đó là nhân vật trong câu chuyện huyền thoại.

Bên bộ salon cũ kỹ trong căn nhà ngăn nắp, cô Lâm với chất giọng vẫn đặc sệt Thanh Hóa, hồi tưởng lại. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp lớp 10, mặc cho gia đình ra sức ngăn cản, cô vẫn tình nguyện vào Tây Nguyên công tác dù chưa hề biết vùng đất này lành dữ thế nào. Theo cô, lúc ấy chỉ nghĩ đơn giản là ra đi theo lý tưởng chứ không cần biết là khổ hay sướng. Tháng 8-1978, cô Lâm và đồng nghiệp tên Ghi được cử vào Chơ Long dạy học. Hai cô giáo được thầy Hiệu trưởng lúc bấy giờ dẫn đường. Trên đường đi, họ đã phải chịu đói, chịu khát, phải ăn lá cây, củ rừng cầm hơi. Khi đến dốc Hle, đoàn người lúc này đã mệt lả mà con dốc thì còn quá cao, cây cối lại um tùm như che mờ phương hướng khiến đôi chân họ như muốn đầu hàng. Nhưng rồi, ý thức được nhiệm vụ quan trọng mà cấp trên giao và nghĩ đến cảnh bà con đang cần mình, họ lại động viên nhau lê từng bước tiến lên phía trước.

“Con dốc Hle rất cao, cây cối lại um tùm, chỉ cần người đi trước cách chừng 2 mét thì người đi sau chẳng thấy gì. Ba thân thể rã rời vì đói khát phải vượt con dốc cao như thế để đến với bà con”-người giáo viên rưng rưng nhớ lại cái thuở đầy gian lao.

Đến được với buôn làng đã là một chiến thắng về nghị lực, nhưng tại nơi này, bao khó khăn mới liên tục hiện ra. Khó khăn lớn nhất với các giáo viên trẻ chính là rào cản về ngôn ngữ. Học sinh thì có người đến những 50 tuổi nhưng không biết nói tiếng Việt trong khi các cô thì cũng chưa từng học qua tiếng Bahnar.

Rồi chuyện bà con vẫn còn xem củ mì, củ khoai, cây lúa là quan trọng nhất, cái chữ là điều gì đó rất mơ hồ, chẳng làm no được cái bụng cũng là trở ngại không nhỏ. Do đó, dù các thầy cô có nói khản cổ, đến ngày mùa họ vẫn cứ rầm rộ kéo nhau lên rẫy. Khó khăn hơn nữa là để có cái ăn, các giáo viên cũng phải “lăn ra rẫy”.

“Những lúc lao động cùng bà con, giữa chúng tôi đã dần tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi vừa dạy tiếng Việt cho đồng bào đồng thời cũng học lại ngôn ngữ của học sinh. Từ đó, bà con dần có thiện cảm, họ vận động con em đến tham gia lớp học nhiệt tình hơn. Hồi đó đói khổ nhưng ai cũng vô tư. Trường lúc đó chỉ có 2 chị em và 3 thầy giáo nữa; song tối đến, cả 5 anh chị em cùng ngủ chung trong một căn lều nằm bên bờ suối mà tâm ai cũng trong sáng. Rồi những cơn sốt rét rừng; tuổi trẻ lần đầu xa nhà, nhiều đêm ngủ trong nỗi nhớ quay quắt, nước mắt đầm đìa, nhưng vì nhiệm vụ và tình cảm chân thành của bà con đã khiến chúng tôi quyết tâm bám trụ với buôn làng”-cô giáo Lâm tự hào nhớ lại

Dạy học ở Chơ Long được 2 năm, cô Lâm và cô Ghi được tổ chức điều động ra lại An Khê. Đến năm 1985, cô Lâm lập gia đình với một quân nhân ở An Khê. Cô Ghi cũng đang sống tại thị xã An Khê, hiện giờ đã nghỉ hưu.

Cô giáo Lâm xác nhận mình và cô Ghi không phải là nhân vật của câu chuyện dốc Ba Cô mà là những đồng nghiệp đã đi tiên phong trước các cô nhiều năm. Tuy nhiên, ai là nhân vật chính của câu chuyện không còn quan trọng mà chính là lòng dân đã nhớ ơn đến những người đầu tiên cõng chữ lên ngàn đã làm cho Chơ Long heo hút ngày nào giờ đã thay da đổi thịt. Lời của ông Chủ tịch UBND xã Chơ Long Đinh Văn Phiêu là minh chứng sống động, rõ nét nhất: Từ nền tảng ấy, đến nay, thế hệ trẻ của xã đã không còn mù chữ; xã có 18 con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Cán bộ xã giờ cũng đã có nhiều người với trình độ từ cao đẳng trở lên. Từ 100% hộ nghèo bây giờ chỉ còn lại 28%, không còn nạn tảo hôn…”.

Còn nói như thầy Đặng Hước thì, đó là một sự hy sinh thầm lặng, bởi thời điểm đó đi dạy ở vùng sâu, vùng xa nguy hiểm vô cùng. Để nền giáo dục vùng sâu, vùng xa có được như ngày hôm nay là cả một sự thử thách đầy gian khổ.

Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.