Cuộc sống ở thành phố xa xỉ Dubai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thành phố vàng Dubai thu hút du khách nhờ dịch vụ cao cấp, nhiều mặt hàng xa xỉ và công trình ngoạn mục như khách sạn 7 sao, tháp cao nhất thế giới, quần đảo nhân tạo.
 

 

Cảnh sát lái siêu xe: Lực lượng cảnh sát Dubai được trang bị những chiếc siêu xe mơ ước của nhiều người, như Aston Martin One-77 (trị giá 1,79 triệu USD), hay Ferrari FF (500.000 USD) và Lamborghini Aventador (xấp xỉ 397.000 USD).
 

 

Khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới: Burj Al Arab được mệnh danh là khách sạn sang trọng nhất thế giới, với 202 phòng suites lộng lẫy, các tiện ích dành cho khách hàng như iPad dát vàng, nhân viên phục vụ riêng, bãi đáp trực thăng, xe Rolls Royce đưa đón…
 

 

Xứng với tên gọi “Thành phố vàng” của Dubai, Burj Al Arab được trang trí với gần 1.800 m2 lá vàng 24k.
 

 

Khách sạn còn cung cấp iPad, iPhone và BlackBerry dát vàng 24k cho du khách sử dụng miễn phí trong thời gian ở tại đây. Bạn có thể mua với giá khoảng 10.000 USD.
 

 

Số tiền chi cho một tối ở phòng suite của khách sạn hạng sang tại Dubai còn nhiều hơn thu nhập hàng năm của phần lớn chúng ta. Những phòng suite như Royal ở Burj Al Arab hay Royal Bridge ở Atlantis the Palm có giá khoảng 23.000-35.000 USD một đêm.
 

 

Giá phòng suite một phòng ngủ “rẻ nhất” của Burj Al Arab rơi vào khoảng 1.360 USD vào mùa thấp điểm, và hơn 2.000 USD vào mùa cao điểm.
 

 

Bữa sáng muộn với rượu champage và nhân viên phục vụ riêng: Bữa sáng muộn ở Jumeirah Zabeel Saray có giá 680 USD một người. Bạn sẽ có một chai rượu giá khoảng 200 USD và nhân viên phục vụ riêng.
 

 

Ở Madinat Jumeirah, du khách phải dùng đến bản đồ cho bữa sáng muộn ngày thứ 6. Đồ ăn được bày khắp 3 nhà hàng, với 37 quầy bếp, chiếm toàn bộ tầng 1 của khách sạn. Giá ăn ở đây khá hợp lý với chất lượng, vào khoảng 200 USD một người.
 

 

Công trình cao nhất thế giới: Tháp Burj Khalifa (828 m) là công trình nhân tạo cao nhất thế giới, với 160 tầng. Tòa tháp giữ 4 kỷ lục Guinness thế giới: đài quan sát cao nhất, tòa nhà cao nhất, công trình nhân tạo cao nhất và nhà hàng cao nhất.
 

 

Dubai đang xây dựng sân bay lớn nhất thế giới: Sân bay quốc tế Al Maktoum đang được mở rộng với chi phí đầu tư 32 tỷ USD, và sẽ trở thành sân bay lớn nhất thế giới (diện tích khoảng 140 km2). Sân bay giống như một tiểu thành phố này có thể đón hơn 120 triệu khách mỗi năm, sau khi hoàn thiện sau 6-8 năm nữa.
 

 

Những quần đảo nhân tạo: Dubai đã nhập lượng cát đủ đổ đầy tòa nhà Empire State 2,5 lần để xây dựng quần đảo Palm. Được xem là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”, đây là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, với chi phí hoàn thiện 12,3 tỷ USD. Quần đảo The World mô phỏng bản đồ thế giới vẫn đang trong quá trình xây dựng.
 

 

Siêu thị mua sắm lớn nhất thế giới: Với diện tích hơn 548.000 m2, Dubai Mall là siêu thị mua sắm lớn nhất thế giới. Dubai Mall có hơn 1.200 cửa hàng, 22 rạp chiếu phim, bản sao phố Regent nổi tiếng của London (Anh), bể thủy sinh khổng lồ và sân trượt băng tiêu chuẩn Olympic. Đây cũng là một trong những địa điểm mua sắm đông khách nhất thế giới, thu hút lượng khách kỷ lục 80 triệu người vào năm 2014.
 

 

Khu trượt tuyết giữa sa mạc: Dubai lại làm một điều tưởng chừng như không thể - xây khu trượt tuyết giữa sa mạc. Ski Dubai nằm trong khu mua sắm Mall of the Emirates có 5 đường trượt, cáp treo, dốc nhảy… không khác gì một resort thật sự. Ban quản lý còn tạo ra một thế giới mùa đông kỳ diệu, với chim cánh cụt và tượng điêu khắc bằng băng.
 

 

Các công trình dưới nước: Dubai đã lên kế hoạch xây dựng Water Discus - khách sạn trong lòng biển - với 21 phòng, trung tâm lặn biển và quầy bar độc đáo. Ngoài ra, thành phố còn dự định làm một sân tennis dưới nước.
 

 

Giải đua ngựa triệu đô: Dubai World Cup, giải đua ngựa có phần thưởng lớn nhất hành tinh - 10 triệu USD, thu hút các tay đua từ khắp nơi trên thế giới. Tổng số tiền giải thưởng của cuộc đua lên tới 30 triệu USD.
 

 

Kem giá 817 USD một viên: Quán Scoopi Café ở Dubai đã chế biến ra loại kem siêu đắt tiền từ nấm truffle Italy, nhụy hoa nghệ tây Iran (một trong những nguyên liệu đắt nhất thế giới) và vàng ăn được. Loại kem này có giá 817 USD một viên.
 

 

Bánh cupcake 1.000 USD: Golden Phoenix của Bloomsbury là một trong những chiếc bánh đắt nhất thế giới, với giá lên tới 1.000 USD. Bánh làm từ chocolate Italy, đậu vani Uganda, và dâu tây nhúng vàng ăn được.
 

 

Cocktail giá 1.347 USD: Quán bar Skyview ở khách sạn Burj Al Arab phục vụ cocktail giá 1,347 USD được làm từ rượu champagne thượng hạng, đựng trong cốc pha lê Swarovski đính kim cương (người uống được giữ chiếc cốc này). Tuy nhiên, món đồ uống đắt nhất ở đây là The Birth of an Icon có giá 4.083 USD, được làm từ rượu rum đắt tiền và rắc bụi vàng.

Theo Business Insider

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.