Khai thác cảng du lịch Cửa Việt: Cú hích cho tam giác biển đảo Quảng Trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc đưa cảng du lịch Cửa Việt vào hoạt động sẽ tạo cú hích cho phát triển tuyến du lịch ra huyện đảo Cồn Cỏ, là bước tiến trong kế hoạch hình thành tam giác du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng-Cồn Cỏ.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị ngày 11/6 cho biết, Bến cảng số 4, Khu bến Bắc Cửa Việt vừa được Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam (Bộ Xây dựng) công bố chính thức mở cửa khai thác.

khai-thac-cang-du-lich-cua-viet.jpg
Bãi tắm Cửa Việt ở Quảng Trị. (Ảnh minh họa: Báo Quảng Trị)

Đây là cảng du lịch quan trọng, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và du khách trên tuyến Cửa Việt-đảo Cồn Cỏ, đồng thời mở ra triển vọng lớn cho phát triển du lịch biển đảo tỉnh Quảng Trị.

Việc đưa cảng du lịch Cửa Việt vào hoạt động được kỳ vọng sẽ tạo cú hích quan trọng cho phát triển tuyến du lịch ra huyện đảo Cồn Cỏ, là bước tiến chiến lược trong kế hoạch hình thành tam giác du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng-Cồn Cỏ, góp phần kết nối dịch vụ, khai thác tiềm năng biển đảo và nâng tầm thương hiệu du lịch Quảng Trị trong thời gian tới.

Bến cảng số 4 nằm trong vùng nước cảng biển đã được Bộ Giao thông Vận tải công bố theo Thông tư số 57/2018/TT-BGTVT ngày 14/12/2018, thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh.

Theo phân công, Cảng vụ Hàng hải Huế là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực này, đồng thời thu các khoản phí theo đúng quy định pháp luật.

Bến cảng được phép đón các tàu khách có trọng tải và thông số kỹ thuật phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức khai thác cảng đúng mục đích, chịu trách nhiệm vận hành, điều phối tàu thuyền và thực hiện nạo vét định kỳ, bảo đảm độ sâu thiết kế.

Dự án xây dựng cảng du lịch Cửa Việt được khởi công từ tháng 7/2023, đến nay đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Công trình bao gồm nhà chờ tàu một tầng (diện tích 340m2, cao 6,7m), nhà để xe (68m²), sân ga và khu công trình (2.500m2).

Tuyến đường giao thông nối từ quốc lộ 9D vào cảng dài 369m, mặt cắt ngang rộng 22,5m. Hệ thống cầu cảng du lịch gồm cầu tàu dài 70m, rộng 10m, có khả năng đón tàu 200 khách; cầu dẫn dài 18,5m, rộng 5m; kè chắn sóng, đường bãi và các hạng mục phụ trợ được đầu tư đồng bộ.

Theo Nguyên Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Một cung đường, nhiều dấu ấn

Một cung đường, nhiều dấu ấn

(GLO)- Cung đường từ thị trấn Vĩnh Thạnh lên xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) giờ đã được bê tông hóa, ô tô đi lại thuận tiện, mở ra một không gian trải nghiệm nhiều dấu ấn với đèo dốc, rừng già, bên dòng sông Côn xanh biếc cùng bao câu chuyện văn hóa-lịch sử nơi đây.

null