Hồ Plei Krông - “đóa hoa xanh” giữa đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm giữa những nếp núi trập trùng, hồ Plei Krông (xã Kroong, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đẹp lặng lẽ như một khúc dân ca Ba Na mộc mạc, sâu lắng mà đầy cuốn hút giữa đại ngàn.

Hồ Plei Krông được hình thành sau khi Nhà máy thủy điện Plei Krông chính thức đi vào hoạt động năm 2009, tại nơi hợp lưu giữa hai dòng sông Đắk Bla và Krông Pô Kô (phụ lưu cấp 2 của sông Sê San).

Với diện tích mặt nước rộng hơn 6.500 ha, độ sâu trung bình 15 – 20 m, hồ Plei Krông không chỉ đóng vai trò điều tiết nước, phát điện mà còn tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa núi rừng. Người dân xã Kroong hay gọi ví von là “Biển Kroong”.

1ho.jpg
Những cụm đảo nhỏ nổi lên giữa hồ tạo thành các “ốc đảo” tự nhiên đẹp mắt.

Đứng từ triền đồi cao nhìn xuống, hồ hiện lên như một “mặt gương” khổng lồ phản chiếu cả vùng trời Tây Nguyên xanh thẳm. Những cụm đảo nhỏ nổi lên giữa hồ tạo thành các “ốc đảo” tự nhiên đẹp mắt, nơi chim rừng về làm tổ và cây rừng vẫn vươn mình kiêu hãnh. Vào mùa khô, mặt hồ lặng như tờ, sắc nước xanh ngọc bích soi bóng những hàng cổ thụ ven bờ khiến nơi đây chẳng khác nào bức tranh thủy mặc sống động.

Không chỉ là cảnh quan tươi đẹp, hồ Plei Krông còn mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân địa phương. “Từ khi có hồ, cảnh quan thay đổi rõ rệt, không khí trong lành, cây cối xanh tốt quanh năm. Nhiều người dân trong vùng chuyển sang làm nghề đánh bắt thủy sản, rồi phát triển dịch vụ du lịch nhỏ lẻ”, ông A Mlưn, Bí thư Chi bộ thôn Kroong Klah (xã Kroong) chia sẻ.

2h.jpg
Sắc nước hồ xanh ngọc bích, người dân hay gọi ví von là “Biển Kroong”.

Nhờ có mặt nước trải rộng và sạch sẽ, nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế này để khai thác, đánh bắt thủy sản với các loại cá chủ yếu như: cá thác lác, cá bống, cá lóc, cá trắm, cá chép, cá rô phi… Người dân còn mở ra dịch vụ phục vụ khách du lịch như: chèo SUP, câu cá, cắm trại qua đêm… ven lòng hồ. Du khách có thể thuê thuyền đi khám phá các cụm “đảo nhỏ” nổi lên giữa hồ như những “tiểu hoang đảo” xanh mướt. Mỗi nơi có thể trở thành điểm dừng chân cắm trại, nghỉ dưỡng hoặc câu cá giải trí...

3h.jpg
Du khách cắm trại ven hồ.
4h.jpg
Du khách trải nghiệm câu cá trên thuyền SUP.

Bà Trần Thị Bích Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Kroong cho biết: “Địa phương đã có định hướng quy hoạch để phát triển kinh tế lòng hồ gắn với du lịch sinh thái trong tương lai, đặc biệt là phát triển các dịch vụ như: chèo SUP, du thuyền tham quan lòng hồ, trải nghiệm câu cá, cắm trại qua đêm... Xã cũng đã triển khai tu sửa nhà rông truyền thống của hai ngôi làng Ba Na trên địa bàn theo bản sắc văn hóa Ba Na để phát triển du lịch cộng đồng, giới thiệu văn hóa cồng chiêng, các loại nhạc cụ, ẩm thực và các lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn”.

Theo Đào Văn Hậu (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Một cung đường, nhiều dấu ấn

Một cung đường, nhiều dấu ấn

(GLO)- Cung đường từ thị trấn Vĩnh Thạnh lên xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) giờ đã được bê tông hóa, ô tô đi lại thuận tiện, mở ra một không gian trải nghiệm nhiều dấu ấn với đèo dốc, rừng già, bên dòng sông Côn xanh biếc cùng bao câu chuyện văn hóa-lịch sử nơi đây.

null