Có thể lấy bằng tiến sĩ trong 2 năm được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến việc ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội chỉ trong vòng 2 năm, dư luận quan tâm liệu một người có bằng cử nhân có thể học thẳng lên tiến sĩ mà không qua trình độ thạc sĩ, và thời gian học là bao lâu?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết theo quy chế đào tạo tiến sĩ, một cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, có bài báo nghiên cứu là có thể nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh và thời gian học tiến sĩ là trong vòng 4 năm.

Cụ thể, tại thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đối tượng dự tuyển là người có bằng thạc sĩ hoặc người có bằng ĐH hạng giỏi trở lên.

Người có bằng cử nhân học thẳng lên tiến sĩ phải mất tối thiểu 4 năm. Ảnh: FREEPICK

Người có bằng cử nhân học thẳng lên tiến sĩ phải mất tối thiểu 4 năm. Ảnh: FREEPICK

Với người có bằng thạc sĩ, yêu cầu có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu, hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố, hoặc có thời gian công tác từ 2 năm trở lên là giảng viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, để trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ, phải có văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ, cụ thể là bằng tốt nghiệp ĐH trở lên do cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh; hoặc bằng tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp hoặc có chứng chỉ tiếng Anh theo quy định.

Thời gian đào tạo đối với người đã tốt nghiệp thạc sĩ tối thiểu là 3 năm và đối với người tốt nghiệp ĐH là 4 năm.

Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, những điều trên được quy định tại thông tư ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD-ĐT. "Theo quy định thì thời gian tối thiểu để có bằng tiến sĩ là 3-4 năm, nên không có chuyện học vượt để tốt nghiệp sớm hơn", tiến sĩ Trung Nhân chia sẻ.

Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH tại TP.HCM cũng cho biết cử nhân học thẳng lên tiến sĩ phải mất tối thiểu 4 năm. "Dù quy định cho phép nghiên cứu sinh có thể hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch là không quá 1 năm (12 tháng), nhưng thực tế hiếm có ai tốt nghiệp sớm 1 năm, 2 năm thì càng không thể", vị trưởng phòng cho hay.

Theo vị này, cũng rất hiếm người tốt nghiệp ĐH xong học thẳng lên tiến sĩ vì làm nghiên cứu sinh rất vất vả, đòi hỏi có năng lực và phải có quá trình. "Với trình độ của một cử nhân thì phải đi từng bước một chứ khó có thể trở thành nghiên cứu sinh trong một thời gian 2-3 năm đã hoàn thành để lấy bằng tiến sĩ, nhất là các ngành như luật", vị trưởng phòng nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh trốn ngủ qua đêm ở trường để làm robot giành học bổng Mỹ danh giá

Nam sinh trốn ngủ qua đêm ở trường để làm robot giành học bổng Mỹ danh giá

Phạm Gia Nguyên, học sinh lớp 12 Vật lý, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam chia sẻ, niềm đam mê công nghệ và robotics đã giúp em trúng tuyển Đại học Columbia (Mỹ) với mức học bổng trị giá khoảng 4 tỉ đồng. Ngoài ra, em cũng được nhiều trường đại học khác gửi thư chúc mừng trúng tuyển. 

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

(GLO)- Sáng tạo đồ dùng dạy học để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường mầm non ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đang thực hiện. Không chỉ phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên, hoạt động này còn góp phần đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?