Thói quen hâm nóng thức ăn đã trở thành một phần trong cuộc sống ngày nay.
|
Trứng là một trong những món nên hạn chế hâm nóng lại. ẢNH: SHUTTERSTOCK |
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng không nên hâm nóng thức ăn quá một lần, một số ý kiến lại cho rằng hoàn toàn an toàn nếu hâm nóng nhiều lần.
Thực hành hâm nóng thức ăn
Nhiều người chuẩn bị thức ăn với số lượng lớn và sử dụng vào ngày hôm sau bằng cách hâm nóng lại. Mặc dù quy trình này an toàn nếu thỉnh thoảng được thực hiện nhưng có thể gây rắc rối nếu thực hiện hằng ngày.
Đun nóng và tiêu thụ thức ăn thừa cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường liên quan đến nôn mửa, tiêu chảy và co thắt dạ dày, theo Times of India.
Có thể hâm nóng bao nhiêu lần?
Bạn có quá phụ thuộc vào việc hâm nóng thức ăn? Câu trả lời tùy vào mặt hàng thực phẩm của bạn. Mặc dù bạn phải tiêu thụ thức ăn thừa trong vòng 24 giờ, nhưng có một số thực phẩm bị cấm hâm nóng. Bạn có thể dễ dàng hâm nóng thức ăn một lần, vì hâm nóng quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề.
Một điều nữa bạn cần đảm bảo là bảo quản thực phẩm đúng cách. Trước khi cất thức ăn thừa vào tủ lạnh, hãy đảm bảo rằng thức ăn đã nguội hoàn toàn. Việc để thức ăn nóng trong tủ lạnh có thể làm “biến chất” thức ăn, không an toàn nếu bạn sử dụng.
Cách hâm nóng an toàn
Hầu hết chúng ta chỉ hâm nóng thức ăn trong 1-2 phút bằng cách để trong lò vi sóng. Việc hâm nóng như thế này có thể làm nóng thức ăn không đều, để lại các “túi mát” trong thức ăn, nơi vi khuẩn có thể phát triển.
Nếu bạn muốn hâm nóng thức ăn của mình, bạn cần đảm bảo rằng nó đang sôi sùng sục. Nhiệt độ cao không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn mà còn làm cho thức ăn thừa của bạn an toàn để tiêu thụ. Bạn có thể cho thức ăn vào chảo, chảo đặt trên ngọn lửa và để nhỏ lửa trong một thời gian phù hợp, theo Times of India.
Những thức ăn không bao giờ được hâm nóng
Có một số đồ ăn sau khi đã nấu chín không bao giờ được hâm nóng lại. Những đồ ăn này khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hai lần không chỉ có thể mất dinh dưỡng mà còn có thể trở nên không an toàn khi chúng ta ăn.
Các loại thực phẩm phải hạn chế hâm nóng là khoai tây, hải sản, gạo, mì ống, củ cải đường, nấm, trứng, nước sốt có chứa sữa/kem và các sản phẩm từ đậu nành..., theo Times of India.
Khuê Nguyễn (TNO)