Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

1em-bui-pham-thuy-linh-doc-sach-tai-thu-vien-cua-truong.jpg
Em Bùi Phạm Thùy Linh đọc sách tại thư viện Trường Tiểu học Kim Đồng. Ảnh: H.Đ.T

Vốn có niềm đam mê với sách ngay từ khi còn bé nên em Bùi Phạm Thùy Linh thường đến thư viện của trường để đọc sách. Với Linh, việc đọc sách mỗi ngày không chỉ để mở mang kiến thức mà còn biết được nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Biết Linh có thói quen đọc sách nên các thầy cô trong trường động viên em tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc để cùng lan tỏa tình yêu sách tới cộng đồng.

Đến với cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024, qua câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên”, bên cạnh việc giới thiệu những điều thú vị về cuốn sách, Linh còn sáng tác một câu chuyện của riêng mình để kể về cuộc hành trình tiếp theo của Alice khi cùng với chú thỏ khám phá những điều mới mẻ trong xứ sở thần tiên. Với câu chuyện viết tiếp này, Linh đã đạt giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất” và đạt giải nhì tại cuộc thi.

Linh chia sẻ: Từ câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên”, em đã viết tiếp nội dung là Alice đi theo chú thỏ đi tham quan và gặp được một người tiến sĩ luôn cố gắng tìm hiểu những kiến thức hay ở trong sách để sáng chế những loại thuốc cứu giúp con người.

Qua đó, em mong muốn có thêm nhiều cuốn sách hay. Em cũng nói về việc đọc sách đã mang lại cho chúng ta những lợi ích gì và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách; phân tích sách là nguồn tri thức lớn như thế nào.

2-em-bui-pham-thuy-linh-dang-chia-se-lai-cau-chuyen-voi-cac-ban-ma-minh-vua-doc-duoc.jpg
Em Bùi Phạm Thùy Linh đang chia sẻ với các bạn câu chuyện mà mình vừa đọc được. Ảnh: Hà Đức Thành

Không chỉ đam mê đọc sách, Linh còn là học sinh chăm ngoan, học giỏi toàn diện. Những năm học qua, Linh luôn là cộng tác viên thư viện năng nổ, nhiệt tình khi tích cực tham gia các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc.

Cô Trịnh Thị Tuyết Lê-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng-cho biết: “Thành tích mà em Bùi Phạm Thùy Linh đạt được tại cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 là một sự khích lệ rất lớn đối với bản thân em và cũng là vinh dự của trường. Từ tấm gương của em Linh, chúng tôi sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần ham đọc sách đến học sinh toàn trường”.

Yêu sách và trân trọng sách, vì vậy, trong góc học tập của mình, mỗi quyển sách đều được Linh sắp xếp rất ngăn nắp, gọn gàng. Sau những giờ học căng thẳng, Linh thường thư giãn bằng việc đọc sách.

Chị Phạm Thị Thanh Hoa-mẹ của Linh-chia sẻ: “Linh thích đọc sách từ bé và thích nhất là đọc truyện tranh. Lúc đầu, Linh chỉ đọc khoảng 15-20 phút mỗi ngày, dần dần thì đọc nhiều hơn. Chúng tôi rất vui và sẽ tiếp tục đồng hành cùng con để con phát huy được niềm đam mê đọc sách của mình”.

Trước khi đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc, Linh đã đạt giải nhất cấp trường, giải nhất cấp tỉnh và đạt giải kế hoạch/sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất tại cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Gia Lai” năm 2024.

Chia sẻ về việc đọc sách quan trọng thế nào đối với giới trẻ, Linh cho biết: Hiện nay, nhiều người trẻ mải mê chạy theo công nghệ mà lãng quên việc đọc sách. Ai cũng có hoài bão, có ước mơ. Muốn thực hiện được điều đó thì cần phải đọc sách. Tuy nhiên, đọc sách thế nào để hiệu quả, để có ích thì không phải ai cũng biết.

“Đọc sách là một phương pháp để tiếp thu kiến thức và điều đó sẽ không chỉ tồn tại ở việc chúng ta đọc trên những trang giấy mà điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe, biết thấu hiểu và biết trải nghiệm”-Linh tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

(GLO)- Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện. Hiện nay, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo nên thế hệ HS có đạo đức, lối sống đẹp, trở thành công dân tốt cho xã hội.