Chuyện gì xảy ra với cơ thể sau khi bỏ thuốc lá?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc, trong đó có một lượng đáng kể Carbon monoxide (CO) - một loại khí có thể gây tử vong nếu hít phải liều lượng lớn.

Ảnh: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Ảnh: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Theo chuyên trang y học Medical News Today, ngay sau khi ngừng hút thuốc, cơ thể người sẽ bắt đầu được phục hồi.
Cụ thể, trong vòng 20 phút đầu, nhịp tim dần trở lại bình thường, hoạt động của hệ tuần hoàn cũng bắt đầu cải thiện. Trong 12 giờ tiếp theo, cơ thể sẽ tự làm sạch lượng khí CO còn sót lại và bù đắp lại lượng ô xy.
Ngoài ra, ít nhất 2 ngày sau khi bỏ thuốc, khứu giác và vị giác cũng sẽ được phục hồi. Ba ngày sau, nồng độ nicotin - một tác nhân quan trọng gây nghiện thuốc trong cơ thể cạn dần. Do đó, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy buồn bực, cáu kỉnh và đau đầu dữ dội...
Trong vòng 1 tháng tiếp theo, chức năng phổi sẽ bắt đầu cải thiện. 9 tháng sau, phổi sẽ tự lành đáng kể, đồng thời khả năng chống lại các loại bệnh nhiễm trùng cũng tăng lên.
Một năm sau, nguy cơ mắc bệnh tim của người từng hút thuốc sẽ giảm một nửa so với người tiếp tục hút thuốc. Sau 5 năm, cơ thể đã có thể tự chữa lành tương đối các động mạch và mạch máu, từ đó giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Trong 20 năm tiếp theo, cơ thể của người từng hút thuốc sẽ có thể trở lại trạng thái bình thường.
Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.