Chuyện ăn nhậu ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Câu ca dao “Tháng Giêng là tháng ăn chơi; tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè” xem ra xưa như trái đất. Bây giờ người ta ăn chơi quanh năm, lúc nào cũng “vui như Tết” và chẳng có gì lạ, coi đây là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy “ngành” dịch vụ này phát triển đến chóng mặt. Vượt lên trên tất cả các ngành kinh doanh khác, dịch vụ ăn uống và vui chơi luôn dẫn đầu về sự phát triển, bởi đây là lĩnh vực thu lợi nhuận nhanh và cao nhất, trong khi đầu tư ban đầu lại ít nhất.

Từ ăn uống “cao cấp”…

Chuyện ăn uống ở Phố núi Pleiku thật “đa dạng” từ cao cấp cho tới bình dân…
Trước đây, khi bà con Việt kiều và người nước ngoài chưa đến Phố núi này nhiều, những người tiền bạc rủng rỉnh không mấy vắng mặt ở những nhà hàng thuộc loại “trung sang”.

 

 

Tại đây, các món ăn cũng là độc đáo và phong phú như tôm chiên hỏa tiễn, bóng cá nhồi tôm, bồ câu nhồi thịt, cua sốt nấm tươi, cua bỏ lò, gà bỏ lò Quảng Đông, kim kê hoàn lạc thủy, phượng hoàng ấp trứng, vịt quay Bắc Kinh, vịt lăn bột chiên… Giá cả rẻ rề đối với những người có đô la và tiền bạc dư dật, còn những ai lương ba cọc, ba đồng và làm thuê, ở mướn thì xin “hạ hồi đề cập”. Một số “nhà hàng” có tiếp viên xinh đẹp như T.L., T.Q., Q.H… vốn đã “nổi đình, nổi đám” trước đây, nói cho cùng các món ăn cũng không lấy gì đặc sắc, giá lại cao vùn vụt, nhưng lúc nào cũng kín bàn, đông nghẹt người. Ngoài ra, “Thượng đế” nào muốn hưởng khí trời trong mát vừa thưởng thức bữa ăn vừa ngắm nhìn “thuyền nước” đung đưa, phong cảnh hữu tình thì hãy đến nhà hàng trong Công viên Diên Hồng.

Đến bình dân chiếm đoạt vỉa hè

Ở TP. Pleiku, vỉa hè là điểm lý tưởng, là “cần câu cơm” cho dân nghèo thành thị và lao động thất nghiệp kinh doanh nuôi sống cho cả gia đình. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn khuya, giải khát, quà vặt… lúc nào, khi nào người giàu sang cũng như người nghèo khó đều có thể ghé vào vỉa hè để thỏa mãn nhu cầu ăn nhậu.

Vâng! không ít người ngạc nhiên, nhiều như vậy, bất cứ ngon hay không ngon, hợp khẩu vị và chưa hợp khẩu vị mà quán xá ở Pleiku lúc nào cũng đông khách. Dạo ra ngoại ô Phố núi Pleiku, tìm hiểu thấy “khả năng tiêu thụ” quá sức tưởng tượng. Ở một địa điểm ngót nghét một ngàn dân thì đã có tới hàng chục quán cơm, phở, hủ tiếu, lòng heo, tiết canh đủ loại và nhiều hàng quà khác, tất tần tật đều đông khách. Còn trong nội thành “phong trào” ăn quán dần dà đã xâm nhập vào nhiều gia đình không ít người có tuổi ca cẩm: Thời buổi bây giờ hiếm có một bữa cơm đoàn tụ gia đình. Ngẫm cho kỹ, đằng sau sự phàn nàn đó còn chứa đựng bao nỗi lo âu khác. Đành rằng, “ăn quán” có thể tiết kiệm được thời gian, nhưng lại lãng phí tiền và nảy sinh sự lười biếng trong việc nội trợ và mất đi không khí ấm cúng cần thiết ở mỗi tổ ấm gia đình.

Đi sâu tìm hiểu, thấy xuất hiện những khác biệt trong “phong cách quán”. Hình như không ít người đến với quán bình dân nhằm giải quyết một… nhu cầu nào đó. Một anh bạn cùng chung đường phố với tôi, tâm sự: Chiều chiều muốn tìm đến cái quán ở một góc phố nào đó, nhâm nhi xị rượu Bàu Đá với xương bò hầm rục để thả hồn vào không gian cho vơi nỗi nhọc mệt sau một ngày lao động căng thẳng. Còn bạn bè tôi lại muốn trút cái mệt nhọc để đổi lấy sự… đê mê, lâng lâng do chất men đem đến bằng cách nhậu thật sự, nhậu… tới bến! Suy ngẫm nhân tình thế thái từ quán bình dân không giống nhau nhưng có điểm tương đồng: dốc bầu tâm sự, tìm ra “phương thức làm ăn có hiệu quả”, rồi quanh đi, quẩn lại cũng đến những chuyện… tào lao.

Con đường làm giàu

Thật ra, làm giàu bằng kinh doanh ăn uống phải kể đến “biệt tài” của người Tàu. Câu nói truyền miệng “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” không chỉ là hài hước mà nó dẫn đến đầu mối kinh doanh ăn uống. Từ thời vua chúa Trung Quốc-những món ăn ở quốc gia này, được liệt kê ra hàng ngàn thứ chứ không phải hàng trăm. Chính sự cầu kỳ, kiểu cách nấu nướng, nghệ thuật tiếp đãi thực khách, đã làm cho người Tàu không chỉ thành công ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Bên cạnh những địa điểm ăn uống thuộc loại trung, cao cấp còn có rất nhiều quán bình dân làm ăn khấm khá. Anh Hải-ở một đường phố chính nội thành Pleiku cả nhà có tới 6-7 miệng ăn, sống trong căn nhà chật hẹp, nhờ bán phở nâng cấp nhà, mua ô tô bóng lộn…  Bây giờ người cùng đường phố mới biết anh “buôn thất nghiệp mà lại quan viên” chẳng bù với một ông ở cách nhà anh Hải non 100 mét có cửa hàng khá bắt mắt. Hôm khai trương nhộn nhịp làm sao, nhưng chỉ được vài ba tháng đã phải dẹp tiệm, sau đó vợ con dắt nhau về quê làm ruộng. Ông than thở: “Tôi không có số mở cửa hàng ăn” nhưng thật sự ông thất bại vì mù tịt về nghề ăn uống mà lại bỏ vốn kinh doanh lĩnh vực này.

Có thể hơi sớm khi dự báo rằng: đến một lúc nào đó, mâm Tết cổ truyền ở gia đình sẽ được bê ra nhà hàng, khách sạn! (chẳng gì đám cưới đã đi trước một bước). Thật thế thì Tết nhất sẽ trở nên… “giản dị” lắm thay! Hy vọng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tết đến, chuyện ăn uống ở Phố núi Pleiku này kể sao cho hết những “Mua vui cũng được một vài trống canh”.

Huỳnh Chánh Trực

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

(GLO)- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp. Mặc dù quy mô khai thác nhỏ lẻ, thủ công nhưng với kiểu khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ làm cho nguồn tài nguyên sớm bị cạn kiệt.
Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

(GLO)- Trong hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, có những nghĩa trang đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bởi những nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền, hoặc có phần mộ nhưng chỉ một thời gian ngắn lại di dời hài cốt các liệt sĩ về đất mẹ. Đó là nghĩa trang của những liệt sĩ hy sinh ngoài vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Họ là những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho bình yên của biển đảo giữa ngàn khơi Tổ quốc.
Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

(GLO)- “Đến hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con huống chi là con người, là mẹ. Dạo gần đây, một vài vụ án đau lòng xảy ra khi chính mẹ đẻ lại đang tâm giết chết con mình khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Người bình thường chẳng ai làm thế, chỉ có những người rối loạn tâm thần sau sinh, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới gây ra những việc đau lòng như trên.
Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

(GLO)- Tuyến đường nhựa liên xã Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) dài khoảng 20 km đã bị hư hỏng nặng. Lòng đường, đặc biệt là đoạn đi qua làng Kon Ngó (xã Ia Chía) dài khoảng 2 km đã bị bong tróc gần hết lớp nhựa mặt đường, rất nhiều vị trí đã hình thành những ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với người tham gia giao thông.
Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

(GLO)- Hiện nay, bà con nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của nhiều người, vụ bơ năm nay tuy năng suất giảm nhưng bù lại giá bán tăng nên bà con vẫn thu lãi lớn.
Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

(GLO)- Tuần qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã làm cái việc không nên làm, đó là công khai danh sách 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là bài “Tiến quân ca“ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu chuyện đã gây nên một sự phản ứng dữ dội trong xã hội, đến nỗi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

(GLO)-Bất chấp những tai nạn bất ngờ xảy ra, trưa 22-5, trên đường Hùng Vương, chủ xe ô tô tải BKS: 81C-119.68 và 1 xe khác (không rõ BKS) cùng chở tấm bảng hiệu lớn, cồng kềnh, vượt kích thước quy định di chuyển trong nội thành vào thời điểm đông người qua lại.
Đường Hoàng Sa ngập rác thải

Đường Hoàng Sa ngập rác thải

(GLO)-Các loại rác thải từ phế liệu xây dựng đến rác sinh hoạt hộ gia đình được vứt bỏ tràn lan bên đường. Đó là hình ảnh ghi nhận trên đường Hoàng Sa, xã Diên Phú-thành phố Pleiku. Ngoài việc gây mất mỹ quan đô thị, những bãi rác ở đây còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân.
Hè về lại lo đuối nước

Hè về lại lo đuối nước

(GLO)- Chưa đầy một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là dịp để các em có những giờ phút vui chơi, giải trí, bổ sung năng lượng trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là nỗi lo thường trực về sự gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp này.
Dân khổ vì đường xuống cấp

Dân khổ vì đường xuống cấp

(GLO)- Nhiều năm nay, tuyến đường liên thôn từ ngã ba đường Trường Sơn Đông nối thôn Mê Linh với các buôn H'Mung, Nung, Uôr của xã Chư Drăng (huyện Krông Pa) bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.
Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa đòi công lý, bảo vệ môi trường biển, thời gian qua, một số đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin đi biểu tình, gây rối, phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong việc giải quyết hậu quả sự cố môi trường Formosa, phá hoại kinh tế, cố tình tạo bất ổn để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những âm mưu ấy phải được ngăn chặn và nghiêm trị, nhằm giữ kỷ cương phép nước, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Hội chứng… sợ yêu

Hội chứng… sợ yêu

(GLO)- Hội chứng Philophobia không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn tác động về mặt thể chất, như thường xuyên khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, ngược đãi bản thân, hay lên cơn hoảng loạn và có một sự thôi thúc phải chạy trốn. Đó cũng là lý do tại sao có người đã bỏ chạy ngay trước đám cưới
Rác thải ngập suối Gò Yầu

Rác thải ngập suối Gò Yầu

(GLO)- Suối Gò Yầu đoạn chảy qua xã Chư Răng, huyện Ia Pa đang bị ô nhiễm bởi tình trạng vứt rác thải vô ý thức của người dân trong khu vực, đặc biệt là ở đoạn cầu tràn từ trung tâm xã Chư Răng đi thôn Lê Tù. Cầu tràn này cách chợ xã Chư Răng chừng 100 mét nên các tiểu thương thường mang rác thải ở chợ để vứt xuống dòng nước tại đây.
Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

(GLO)- Tại cầu công viên nối phường Yên Đổ (TP. Pleiku) với xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) những đống rác đủ loại ngày càng tràn ra mặt đường. Không chỉ người dân sinh sống gần bãi rác mà người đi đường đều cảm thấy rất khó chịu vì bãi rác tự phát này.
Các hoa viên công cộng xuống cấp

Các hoa viên công cộng xuống cấp

(GLO)- Đô thị ngày càng phát triển, không gian vui chơi, sinh hoạt ngày càng thu hẹp. Chính vì thế, những hoa viên trong thành phố chính là lựa chọn của người dân để lui tới thư giãn, tận hưởng không gian trong lành. Tuy nhiên, những hoa viên này do ít được duy tu, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng.
Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

(GLO)- Trên mọi tuyến xe buýt, tài xế hoặc tiếp viên thường mở nhạc, thông qua loa trong ca-bin, phát ra rả suốt hành trình dài. Cứ tưởng chuyện này nhỏ nhặt, nhưng thật ra là cả vấn đề rắc rối.
Cột điện chình ình giữa hẻm

Cột điện chình ình giữa hẻm

(GLO)- Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân sống tại hẻm 49/1 đường Đồng Tiến (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) luôn đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, khi hai cột điện nằm chình ình giữa hẻm, ngay đầu lối vào.
"Rác" quảng cáo ở Pleiku

"Rác" quảng cáo ở Pleiku

(GLO)- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mấy năm gần đây, trên địa bàn TP.Pleiku, các loại hình dịch vụ cũng phát triển như “nấm sau mưa“. Có thể kể ra đây hàng loạt dịch vụ như: nhà sạch, mua bán nhà đất, gia sư, khoan cắt bê tông, hút hầm cầu…
Ia Grai: Đường 135 xuống cấp nghiêm trọng

Ia Grai: Đường 135 xuống cấp nghiêm trọng

(GLO)- Con đường giao thông nông thôn 135 có chiều dài khoảng 2 km đường nhựa từ làng Út 1, xã Ia Hrung đến ngã tư làng Út 2, xã Ia Bă, huyện Ia Grai từ hơn 1 năm nay có rất nhiều xe tải nặng qua lại thường xuyên nên nhiều đoạn đường bị rạn nứt, bong tróc hết lớp nhựa, có đoạn sụt lún tạo thành ổ gà, ổ voi gây trở ngại cho người tham gia giao thông.
Chợ hoang trong phố

Chợ hoang trong phố

Chợ Hoa Lư thuộc phường Hoa Lư, nằm ở trung tâm TP. Pleiku (Gia Lai), được đầu tư xây dựng từ đầu năm 2012 với số tiền hơn 12,5 tỷ đồng.
Bao giờ huyện Chư Prông có bến xe khách?

Bao giờ huyện Chư Prông có bến xe khách?

(GLO)- Đó là câu hỏi được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại những buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND các cấp. Ấy thế mà đến nay, huyện Chư Prông vẫn chưa có bến xe khách để phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
Rác lại bủa vây "đôi mắt Pleiku"

Rác lại bủa vây "đôi mắt Pleiku"

(GLO)- Những ngày đầu Xuân, lượng du khách đến với Biển Hồ (TP. Pleiku) ngày càng đông. Trái với vẻ đẹp tự nhiên từ bên ngoài, càng đến gần, Biển Hồ càng xấu đi trong mắt khách du lịch bởi sự nhếch nhác, dù trước đó ngành chức năng và TP. Pleiku đã nhiều lần chấn chỉnh.
Thông báo truy tìm tung tích nạn nhân

Thông báo truy tìm tung tích nạn nhân

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Pleiku đang thụ lý vụ chết người xảy ra lúc khoảng 19 giờ 50 phút, ngày 12-1-2017 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, thuộc phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.