Chư Pưh đa dạng mô hình phát triển nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau, từ năm 2016 đến nay, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng được 33 chương trình, dự án và mô hình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình đa dạng, phong phú
Ông Đỗ Văn Thiện (làng Djiêk, thị trấn Nhơn Hòa) cho hay: “Khi cây hồ tiêu bị chết hàng loạt, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2018, tôi trồng thử nghiệm hơn 1 sào măng tây thì thấy thu nhập khá ổn định. Năm 2019, được thị trấn Nhơn Hòa hỗ trợ thêm kinh phí nên tôi tiếp tục mở rộng diện tích măng tây lên 3 sào. Hiện nay, tôi cung cấp ra thị trường 25-30 kg măng tây/ngày với giá 50 ngàn đồng/kg”.
Không dừng lại ở đó, ông Thiện còn tìm hiểu, chế biến thành công sản phẩm trà măng tây. Hiện tại, UBND thị trấn Nhơn Hòa đang giúp ông xây dựng trà măng tây thành sản phẩm đặc trưng của địa phương (OCOP). 
 Vườn măng tây của ông Đỗ Văn Thiện (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày. Ảnh: N.D
Vườn măng tây của ông Đỗ Văn Thiện (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày. Ảnh: Nguyễn Diệp
Còn tại xã Ia Le, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã đưa vào sản xuất một số loại cây trồng mang lại hiệu quả cao. Ông Đỗ Văn Đặng-Chủ tịch Hội Nông dân xã-thông tin: “Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao đã được nhân rộng như: trồng cây có múi, trồng dâu nuôi tằm, trồng măng tây hay liên kết trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, bà con nông dân cũng đã đa dạng hóa các loại cây trồng và liên kết để tiêu thụ sản phẩm”. 
Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, huyện Chư Pưh đã xây dựng 33 chương trình, dự án và mô hình khuyến nông với kinh phí hơn 12,9 tỷ đồng. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, có 10 mô hình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực được người dân nhân rộng như: chương trình tái canh cà phê; sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp tưới tiết kiệm; ủ thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa khô; liên kết sản xuất-tiêu thụ dê Bách Thảo; hỗ trợ giống lúa mới; trồng dâu nuôi tằm; trồng măng tây; trồng cây ăn quả cải tạo vườn tạp; trồng chanh tứ quý…
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững 
Những năm trước, Chư Pưh là thủ phủ hồ tiêu. Vài năm trở lại đây, cây hồ tiêu bị bệnh chết cùng với giá giảm mạnh khiến nhiều hộ gia đình lâm vào khó khăn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã kịp thời triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp phù hợp ở từng địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Chế biến xây dựng trà măng tây thành sản phẩm OCOP của địa phương. Ảnh: Nguyễn Diệp
Thị trấn Nhơn Hòa đang hỗ trợ ông Đỗ Văn Thiện xây dựng trà măng tây thành sản phẩm OCOP của địa phương. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho biết: “Những năm gần đây, huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng lấy ngắn nuôi dài bằng cách nhân rộng các mô hình đã qua thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế cao như sản xuất giống lúa nước J02 và Ma Lâm 48, trồng dâu nuôi tằm, liên kết nuôi dê Bách Thảo, măng tây, chanh dây; hướng dẫn người dân liên kết với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trường Thịnh (Olam) và các hợp tác xã sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ để xây dựng sản phẩm đặc trưng hồ tiêu Chư Pưh cung cấp cho các điểm du lịch”.
Theo ông Tứ, hiện nay, huyện đã kêu gọi một doanh nghiệp ở Đồng Nai đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu sọ đăng ký mẫu mã, chất lượng sản phẩm; xúc tiến tìm thị trường tiêu thụ hồ tiêu và cây ăn quả ở các tỉnh miền Trung. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích người dân tái canh cà phê, xen canh chanh dây, cây mắc ca và cây ăn quả; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, huyện sẽ thuê đơn vị khảo sát lập bản đồ khí hậu, thổ nhưỡng ở từng xã phù hợp với sự phát triển từng loại cây trồng rồi xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu nhãn hiệu để có quy hoạch phát triển bền vững.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null