Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.

Gần 3 tháng nay, anh Nguyễn Văn Dai (bị khuyết tật cả 2 chân) từ nơi trọ của mình đi xe điện đến Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn để làm việc. Công việc chính của anh là thiết kế đồng phục và làm marketing online, xây dựng đa kênh, thiết kế website, quản lý, quản trị các kênh của Tâm Nguyễn Gia Lai.

Anh Nguyễn Thanh Tâm (ở giữa) được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu. Ảnh: H.Đ.T

Anh Nguyễn Thanh Tâm (ở giữa) được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu. Ảnh: H.Đ.T

Anh Dai chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Lang, huyện Kbang. Lúc nhỏ do bị sốt nên mình bị bại liệt 2 chân. Dù bị khuyết tật nhưng mình vẫn luôn nỗ lực học tập và tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin. Lúc đầu, mình làm ở TP. Hồ Chí Minh nhưng công việc bấp bênh. Vậy nên, mình quyết định trở về Gia Lai để tìm việc. Khi biết anh Tâm hỗ trợ và ưu tiên tuyển dụng người khuyết tật, mình liền đăng ký. Khi về Công ty làm việc, anh Tâm đã hỗ trợ mình rất nhiều từ công việc cho đến sinh hoạt hàng ngày. Mình thật sự biết ơn anh ấy”.

Còn anh Đào Quốc Việt (tổ 4, phường Hội Phú, TP. Pleiku) thì cho hay: Dù bị khuyết tật nhưng anh rất mê chạy bộ và mong muốn có được việc làm ổn định. Khi mở thêm cơ sở chuyên phân phối các sản phẩm phục vụ cho bộ môn chạy bộ, anh Tâm đã mời anh Việt về làm cùng. Là người có kiến thức về công nghệ thông tin nên anh Việt được giao việc bán hàng kiêm phụ trách mảng kinh doanh marketing online của Công ty.

“Em được anh Tâm tạo điều kiện có việc làm ổn định, đồng thời luôn hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để công việc thêm phần thuận lợi. Không những thế, anh Tâm còn tạo điều kiện cho em tham gia các giải chạy bộ để thỏa niềm đam mê. Em rất vui và vô cùng biết ơn anh Tâm”-anh Việt bày tỏ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Hơn 10 năm qua, Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn luôn ưu tiên tuyển nhân viên là người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số. Khi vào làm việc, anh Tâm bố trí nhân viên khuyết tật làm ở các bộ phận như: may, in ấn, xếp quần áo…

Tùy thể trạng của từng nhân viên mà anh Tâm phân công việc phù hợp. Ban đầu, anh chủ động tìm tới họ thông qua bạn bè, người thân. Cũng có khi, anh đến các trung tâm giới thiệu việc làm nhờ đăng tin tuyển dụng.

Anh Nguyễn Thanh Tâm (Đứng) đang trao đổi công việc với anh Nguyễn Văn Dai. Ảnh: H.Đ.T

Anh Nguyễn Thanh Tâm (Đứng) đang trao đổi công việc với anh Nguyễn Văn Dai. Ảnh: H.Đ.T

Anh Tâm cho biết: Đến nay, anh đã tiếp nhận và đào tạo hàng chục nhân viên là người khuyết tật. Sau khi thành thạo nghề, anh hỗ trợ họ về quê hoặc làm việc ở những nơi phù hợp.

“Mình thấy các bạn thanh niên yếu thế chịu nhiều thiệt thòi nên rất cảm thông với họ. Chính vì vậy, mình suy nghĩ là xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi chúng ta luôn có ý thức phấn đấu phát triển cho chính mình và có trách nhiệm với cộng đồng”-anh Tâm chia sẻ.

Anh Tâm cho biết thêm: Hiện nay, quy mô của Công ty còn quá nhỏ nên chưa thể tuyển dụng thêm lao động. Thời gian tới, nếu có điều kiện mở rộng quy mô, Công ty sẽ tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật hơn nữa để họ có nguồn thu nhập ổn định nuôi sống bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Bà H’Kéch là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan. Ảnh: L.H

Siu H’Kéch: “Báu vật ” của buôn làng

(GLO)- Khi số người biết kể sử thi (kể khan) dần trở nên hiếm hoi trong cộng đồng người Jrai thì tại tổ dân phố 12 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), bà Siu H’Kéch vẫn ngày ngày cất lên những giai điệu sử thi hào hùng. Bà là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.