Bên cạnh những mâm cơm thường ngày, chị Nguyễn Tâm hay đổi bữa cho chồng bằng các món bún, lẩu hay đặc sản vùng miền.
Chị Nguyễn Tâm, 35 tuổi ở Hà Nội, vừa làm nội trợ vừa quản lý công việc kinh doanh tại nhà nên luôn tất bật. Những ngày bận rộn chưa kịp cơm nước, chị hay 'nói khó' ông xã ra ngoài ăn tạm. Thương vợ vất vả nhưng chồng chị Tâm chỉ ăn hàng được 1-2 bữa là 'chịu chết' vì thèm cơm nhà.
Những bữa cơm do chị Nguyễn Tâm nấu thường có 1-2 món mặn, một món phụ và một món canh (rau). Chi phí mâm cơm dành cho ba người dao động từ 100-150 nghìn đồng. Bà mẹ Hà Nội chỉ mất khoảng 60 phút để sơ chế, nấu nướng và bày biện đẹp mắt ra bàn ăn.
Chị Nguyễn Tâm đam mê bếp núc nên thường mày mò tìm hiểu công thức nấu ăn. Chị biết nấu nhiều món, đặc biệt là các món nhậu cho chồng. Ông xã chị Tâm thích nhất các món được chế biến từ sườn, các món nộm và canh chua do vợ nấu.
'Tính chồng tôi đơn giản nhưng tôi thích mọi thứ cầu kỳ', chị Tâm nói. Sau khi chế biến, bà mẹ Hà Nội thường dành khoảng 5-10 phút bày biện món ăn cho vừa mắt. Theo chị, thưởng thức món ngon bằng vị giác là chưa đủ, phải sử dụng cả khứu giác và thị giác.
Chị Nguyễn Tâm khoe chồng chị nấu ăn ngon không kém vợ. Những lúc chị bận, anh thường xắn tay vào bếp trổ tài đãi cả nhà. Vợ chồng chị Tâm thích chia sẻ cùng nhau chuyện nội trợ. Anh hay chở chị chợ, đi sắm đồ dùng rồi quanh quẩn nhặt rau, vo gạo phụ vợ trong bếp.
'Khi có tiền, bạn dễ dàng mua được những món ăn ngon; nhưng khó tìm thấy không khí ấm cúng, giản dị của bữa cơm gia đình', chị Tâm chia sẻ.
Bà mẹ Hà Nội quan niệm dù bận rộn vẫn phải dành thời gian nấu cho chồng, con những bữa cơm tươm tất để gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Đôi khi chồng đi vắng, bữa cơm chỉ có hai mẹ con, chị Nguyễn Tâm vẫn làm đủ món mặn, rau và salad.
Cơ quan chồng chị Nguyễn Tâm cách xa nhà nên anh hiếm khi dùng bữa trưa cùng gia đình. Chị dành nhiều tâm huyết hơn cho bữa tối để ông xã cảm nhận được không khí ấm cúng lúc ngồi ăn bên vợ, con.
Cuối tuần hoặc những ngày mưa, chị Nguyễn Tâm hay đổi bữa cho cả nhà bằng các món bún, lẩu hoặc nộm. Thấy mọi người rủ nhau đi ăn mì cay kiểu Hàn, chị học cách nấu trong vài phút rồi chế biến đúng điệu.
Chân dung bà mẹ Hà Nội mê nấu nướng và thích dành thời gian chăm sóc gia đình bằng những bữa ăn ngon.
Một vụ cháy nhà dân đã xảy ra tại nhà dân nằm sâu trong ngõ tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời khống chế vụ cháy, sự việc không có thương vong về người.
(GLO)- Mới đây, chị P.T.Nh. (quê ở Nghệ An) chia sẻ hình ảnh 13 đứa trẻ vừa là con vừa là cháu chỉ cắm cúi vào điện thoại, trong khi ông nội đứng sau mà chẳng thể bắt chuyện cùng chúng.
(GLO)- Xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) chỉ cách trung tâm huyện khoảng 4 km nhưng luôn là điểm nóng của tình trạng tảo hôn. Thực trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ mang đến nhiều hệ lụy về sau.
(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
(GLO)- Đề xuất để cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con của Bộ Y tế là một trong những giải pháp giàu tính nhân văn, thích hợp với điều kiện thực tế hiện tại và phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
Tuổi kết hôn tăng, giảm tỷ lệ kết hôn và xu hướng sinh con muộn là các yếu tố khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc; tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già.
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” hướng tới sự phát triển bền vững, tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Đó là chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) năm nay. Vì vậy, mỗi gia đình phải là một mái ấm hạnh phúc, rộn tiếng cười vui để cùng nhau xây dựng đất nước tiến bộ, hạnh phúc.
Trò chuyện với nhân dân tại đình cổ Đường Lâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, thành trì quan trọng nhất của mỗi người.
Người dân phát hiện căn nhà cháy đã nhanh chóng báo lực lượng công an đến dập lửa. Sau khi dập lửa, lực lượng chức năng phát hiện 2 vợ chồng trẻ đã tử vong.
(GLO)- Những gia đình Jrai nhiều thế hệ ở phố núi Pleiku đã cùng nhau vun đắp, trao truyền tình yêu với văn hóa truyền thống, tinh thần lao động hăng say, cống hiến hết mình cho sự phát triển của buôn làng. Họ trở thành gia đình “3 thế hệ tiêu biểu” điển hình tiên tiến.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu rõ: trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn; không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì 21 mô hình “Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình” với gần 300 thành viên tham gia.
(GLO)- Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 3-6, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) thông báo sẽ cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho các công ty vừa và nhỏ thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động sinh.