Chợ phiên Dào San vùng Tây Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chợ phiên Dào San là chợ vùng cao đặc trưng, điển hình của Lai Châu và cả vùng Tây Bắc chỉ họp vào các ngày thứ năm và chủ nhật hàng tuần. Chợ họp ở trung tâm xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
 

 Ảnh: Nhàn Trần
Ảnh: Nhàn Trần

Rạng sáng khi những con gà rừng bắt đầu cất tiếng gáy vang trời Tây Bắc, trên các nẻo đường ẩn hiện trong sương mây của 8 xã vùng cao, biên giới huyện Phong Thổ đã rậm rịch bước chân người, ngựa, tiếng xe kèn kẹt...

Núi rừng Tây Bắc bừng thức dậy, lóe sáng náo nức đón bình minh, trong không khí thật nhộn nhịp từng tốp, từng đoàn trai gái Mông, Hà Nhì, Thái, Tày, Sán Dìu… váy áo xinh xắn hoa văn đủ màu sắc cả trầm lẫn cả sặc sỡ đổ về chợ, nổi bật trên nền núi biếc, rừng xanh.
 

 Ảnh: Nhàn Trần
Ảnh: Nhàn Trần
 Ảnh: Nhàn Trần
Ảnh: Nhàn Trần

Chợ Dào San không đơn thuần là chợ đầu mối trao đổi, mua bán hàng hóa như thảo quả, lâm sản có giá trị kinh tế cao, các mặt hàng lâm-thổ sản, các sản phẩm thủ công nghề truyền thống…

Đặc trưng độc đáo ở phiên chợ này là “văn hóa chợ”, nơi phát lộ và giao lưu bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc. Đồng bào đi chơi chợ như đi trẩy hội. Tới đây ta có thể dễ dàng bắt gặp những trang phục rực rỡ của người phụ nữ Tây Bắc. Chiêm ngưỡng các chàng trai Mông tay ôm khèn, tay dắt ngựa, vai đeo đài quay băng (radio cassette) “khoe” những bài dân ca Mông, rồi dùng chân độc diễn, thi diễn một điệu múa khèn. Các tốp trai gái Thái, Hà Nhì hát đối đáp, trao duyên.

 

 Ảnh: Nhàn Trần
Ảnh: Nhàn Trần

Những ngày chợ phiên họp ta còn dễ dàng bắt gặp những phụ nữ Mông địu con đi chơi chợ, vừa đi vừa xe lanh, dừng chân ngồi trên đá thêu hoa, hay ngồi che ô cho chồng ngủ hoặc túm tụm xúm xít từng tốp con gái Mông nói cười ríu rít. Xem con trai Mông chơi cù, múa khèn, xem con gái Thái chơi “tó mắc lẹ”…

Xung quanh chợ phiên Dào San là những dãy núi trùng điệp, những thác nước lấp lánh, những thửa ruộng bậc thang mênh mông, dòng suối trong ngần lấp lánh, ẩn hiện trong lớp sương mây dày đặc quánh lại như kẹo bông. Dào San mang đậm nét văn hóa đặc trưng vùng núi Tây Bắc hùng vĩ và vang dội.

Nhàn Trần

Có thể bạn quan tâm

Du xuân trên biên giới

Du xuân trên biên giới

(GLO)- Ia Grai là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương của Anh hùng Rơ Châm Ớt và Anh hùng A Sanh. Và giờ đây, Ia Grai lại được biết đến với những danh thắng kỳ thú được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất biên giới này.
Đi chợ tết Lao Chải

Đi chợ tết Lao Chải

Lao Chải ở bên này cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang, nơi nổi tiếng với núi non cao chất ngất, uy nghi, huyền bí; nơi phía nào cũng đối mặt với non xanh mây trắng. Còn ở phía bên kia cao nguyên đá, những cây ngô vừa bật mầm, những cây rơm lùn vàng sậm đẹp như tranh.
Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

(GLO)- Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống của ngư dân Cửa Tùng lại diễn ra tạo khí thế hào hứng, sôi nổi dịp đầu Xuân. Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) với mong muốn một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Trẩy hội đường hoa…

Trẩy hội đường hoa…

(GLO)- Tết này, Pleiku thốt nhiên chuyển mình trở lạnh trong cái nắng vàng tươi rực rỡ. Trời thốt nhiên trong hơn, gió thốt nhiên dịu dàng, thơm màu no ấm. Vào mỗi sáng sớm hay khi muộn chiều, chút se lạnh đến nao lòng ùa về-cái lạnh đủ để cho mỗi chúng ta hòa mình vào phố trong hơi ấm tình thân. Trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy, khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết bỗng trở nên khoáng đạt hơn, rộng dài hơn, tươi mới hơn trong ăm ắp nói cười, trong rực rỡ sắc hoa. Là bởi, nơi này đã và đang trở thành một trong những điểm du Xuân không thể thiếu của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, năm nào khu vực Quảng trường cũng được dành riêng cho việc tổ chức đường hoa.