Điểm đến ngày Tết 'chơi mà học' các bạn nhỏ thích mê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bé sẽ hiểu thêm về phong tục của người Việt khi cùng bố mẹ đi lễ chùa hay thỏa thích chọn những quyển sách yêu thích tại phố sách 19/12.
Tết của đoàn viên và sum vầy, Tết của những cuộc vui liên miên không dứt. Với các bố, Tết có những ly rượu, chai bia chúc tụng, những cuộc hội họp ồn ào... Với các mẹ, Tết là những món ăn ngon, là lọ hoa, cây đào… Còn với bé, Tết là được đi chơi, được theo bố mẹ hết nơi này đến nơi kia - những chuyến đi "vừa học vừa chơi" sẽ là một phần ký ức đẹp theo con lớn lên. 
Không cần đi xa, bố mẹ có thể đưa con đến những điểm dưới đây tại Hà Nội để cả nhà có thể cùng nhau trải qua một dịp Tết Mậu Tuất 2018 ý nghĩa.
1. Chùa Trấn Quốc
 
Các bố mẹ có thể gửi xe ngay đoạn ngã tư Thụy Khuê (có bảng giá niêm yết) hoặc gửi xe ở đoạn chùa Trấn Quốc. Đây là điểm tham quan, di tích lịch sử không thể bỏ qua cho mỗi gia đình khi đi du xuân. Khi cùng con đi lễ chùa, bố mẹ có thể dạy cho con về truyền thống uống nước nhớ nguồn và phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt.
2- Phố Ông đồ (Văn Miếu)
 
Phố Ông đồ năm nay vẫn tiếp tục tổ chức tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện diễn ra từ chiều ngày 9/2 đến 25/2 xung quanh Hồ Văn với 63 ông đồ cho chữ. Bên cạnh hoạt động xin chữ đầu năm, các bạn nhỏ cùng gia đình có thể tham quan khu di tích Văn Miếu và các góc trang trí về Tết truyền thống của người dân Bắc Bộ.
Mỗi ngày, phố Ông đồ mở cửa từ 8 giờ đến 20 giờ, riêng đêm 30 Tết hoạt động đến 2 giờ sáng hôm sau. Các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, phố Ông đồ hoạt động đến 22 giờ.
3. Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018
 
 
Nhằm đáp ứng nhu cầu mùa sách, "khai sách, khai bút, khai xuân" đầu năm của những bạn đọc mê sách và thích viết, phố sách Xuân Mậu Tuất là hoạt động sôi nổi đầu tiên của phố sách 19/12 trong năm 2018. Hiện tại, các hiệu sách ở khu vực này đã được khoác lên mình một hình ảnh đậm chất Xuân để sẵn sàng đón bạn đọc Hà Nội từ ngày 18/2 (mùng 3 Tết) đến ngày 25/2 (mùng 10 Tết).
4. Bảo tàng Dân tộc học
 
Tiếp nối chương trình đón Tết đã thành công những năm trước, Bảo tàng Dân tộc học tiếp tục tổ chức chương trình "Vui Xuân Mậu Tuất 2018" gồm một chuỗi sự kiện kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp (tức 8/2/2018) đến ngày mùng 10 Tết (tức 24/2/2018). Nhiều hoạt động thú vị sẽ được diễn ra tại khuôn viên bảo tàng, bao gồm: dựng cây nêu ngày Tết, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp... Đó đều là các hoạt động thú vị để các bạn nhỏ hiểu rõ phong tục ngày Tết của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
5. Phố đi bộ Hồ Gươm
 
Nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, phố đi bộ Hồ Gươm từ lâu đã là điểm gặp gỡ, vui chơi của mọi người. Hòa chung không khí Tết đến xuân về, nơi đây cũng đã được trang hoàng lung linh để đón khách thăm quan. Các bố mẹ có thể cùng bé đến đây để trải nghiệm không khí tết nhộn nhịp giữa lòng Thủ đô và lưu lại những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình mình để bắt đầu một năm mới tràn ngập yêu thương.
Theo ngoisao

Có thể bạn quan tâm

Đầu Xuân, du ngoạn khám phá vẻ đẹp hoang sơ động Nàng Tiên

Đầu Xuân, du ngoạn khám phá vẻ đẹp hoang sơ động Nàng Tiên

Động Nàng Tiên (thôn Khuổi Hai, xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) được hình thành từ những dãy núi dài gần 10km tạo thành hình cô tiên nằm phơi mình dưới nắng, bên trong động còn có các nhũ đá mang dáng hình của những tiên nữ, những nhũ đá rủ xuống như tóc nàng tiên...
Đi chợ tết Lao Chải

Đi chợ tết Lao Chải

Lao Chải ở bên này cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang, nơi nổi tiếng với núi non cao chất ngất, uy nghi, huyền bí; nơi phía nào cũng đối mặt với non xanh mây trắng. Còn ở phía bên kia cao nguyên đá, những cây ngô vừa bật mầm, những cây rơm lùn vàng sậm đẹp như tranh.
Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

(GLO)- Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống của ngư dân Cửa Tùng lại diễn ra tạo khí thế hào hứng, sôi nổi dịp đầu Xuân. Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) với mong muốn một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Trẩy hội đường hoa…

Trẩy hội đường hoa…

(GLO)- Tết này, Pleiku thốt nhiên chuyển mình trở lạnh trong cái nắng vàng tươi rực rỡ. Trời thốt nhiên trong hơn, gió thốt nhiên dịu dàng, thơm màu no ấm. Vào mỗi sáng sớm hay khi muộn chiều, chút se lạnh đến nao lòng ùa về-cái lạnh đủ để cho mỗi chúng ta hòa mình vào phố trong hơi ấm tình thân. Trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy, khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết bỗng trở nên khoáng đạt hơn, rộng dài hơn, tươi mới hơn trong ăm ắp nói cười, trong rực rỡ sắc hoa. Là bởi, nơi này đã và đang trở thành một trong những điểm du Xuân không thể thiếu của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, năm nào khu vực Quảng trường cũng được dành riêng cho việc tổ chức đường hoa.
Du xuân vãn cảnh ngôi chùa đẹp nhất Ninh Thuận

Du xuân vãn cảnh ngôi chùa đẹp nhất Ninh Thuận

Tọa lạc lưng chừng núi Đá Chồng địa linh, cùng với Thiền Viện Trúc Lâm, chùa Trùng Khánh tạo nên một quần thể gắn liền với các địa danh Ninh Chữ - Bình Sơn, Trùng Sơn Cổ Tự trở thành điểm đến tâm linh, du xuân vãn cảnh lý tưởng cho du khách.