Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm; đồng bộ các công cụ chính sách tài khóa.
(GLO)- Tiếp nối các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022, Cục Thuế tỉnh Gia Lai đang tích cực triển khai các chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian nộp thuế. Mặc dù ngân sách nhà nước bị chậm thu hoặc giảm thu trong ngắn hạn nhưng đổi lại, nền kinh tế được “tiếp sức” kịp thời để lấy đà phục hồi tăng trưởng theo hướng bền vững.
(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và xã hội vừa có văn bản số 24/SLĐTBXH-CSLĐ gửi các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, hợp tác xã về việc phối hợp thực hiện các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.
Dịp tết thường là cơ hội để kích cầu và sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa. Thuận theo cơ hội này, chính sách tài khóa và tiền tệ cần mở rộng để củng cố niềm tin về bức tranh khôi phục kinh tế cho tương lai. Thế nhưng, năm nay mọi việc đã khác, những tháng cuối năm Nhâm Dần có sức mua không bằng cùng kỳ những năm trước.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2022/NĐ-CP ngày 30-5-2022 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Năm khởi đầu của hành trình phục hồi kinh tế Việt Nam đang diễn ra tương đối khả quan với nhiều tín hiệu tích cực. Ðó là sự bừng lên của hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
(GLO)- Ngày 7-1, kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV đã dành phần lớn thời gian thảo luận trực tuyến về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Đại dịch Covid-19 đi qua đã để lại thiệt hại lớn cho kinh tế Việt Nam, trong đó kinh tế TP HCM thiệt hại chưa từng có. TP HCM trong những ngày đầu nỗ lực phục hồi với muôn vàn khó khăn.