Chạy bộ thể dục, nữ tiến sĩ xinh đẹp "đụng độ" quái vật 166 triệu tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người phụ nữ chạy bộ bên bờ biển đã vô tình trong thấy một thứ gì kỳ lạ trong phiến đá. Tình cờ, cô lại là… một nhà cổ sinh vật học, nên đã nhận ra ngay đó là một quái vật kỷ Jura.



"Quái vật" là một con stegosaurus, loài khủng long to lớn thuộc nhóm kiếm long, với cái lưng đầy vây nhọn. Khu vực tìm thấy nó là Đảo Eigg thuộc Scotland, Vương Quốc Anh. Nơi đây từng xuất hiện xương khủng long nhưng số lượng ít và đã hơn 200 năm nay không con nào khác được tìm thấy.

 

 Nữ tiến sĩ Elsa Panciroli trong bộ đồ chạy bộ, ngay sau khi phát hiện quái vật kỷ Jura - ảnh: PA
Nữ tiến sĩ Elsa Panciroli trong bộ đồ chạy bộ, ngay sau khi phát hiện quái vật kỷ Jura - ảnh: PA


Người phụ nữ tập thể dục may mắn là tiến sĩ Elsa Panciroli, nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Quốc gia Scotland. Cô cho biết đã tình cờ chạy ngang qua nó và giật mình thấy rằng đó không phải là một phiến đá bình thường, thứ nhô ra đích thực là một hóa thạch.

 

Tiến sĩ Panciroli là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng ở Scotland - ảnh: Đại học Southampton
Tiến sĩ Panciroli là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng ở Scotland - ảnh: Đại học Southampton
Cận cảnh hóa thạch khi còn nằm trong đá - ảnh: PA
Cận cảnh hóa thạch khi còn nằm trong đá - ảnh: PA


Tiến sĩ Panciroli và các cộng sự đã tiến hành khai quật chính thức và phân tích hóa thạch. Kết quả cho thấy bộ xương khủng long đã có niên đại lên đến 166 triệu năm. Cho dù hóa thạch đã bị sóng biển làm hư hỏng nặng, nhưng phần chi sau còn khá nguyên vẹn đã đủ để các nhà nghiên cứu hiểu nhiều điều về nó.

Kiếm long stegosaurus trưởng thành có chiều dài trung bình 6,5 m, nhưng cũng có con dài tới 9 m, thân hình khá nặng nề và đáng sợ, nhưng là một khủng long ăn cỏ.


 

Ký họa của các nhà khoa học về sinh vật khổng lồ này lúc còn sống - ảnh: PA
Ký họa của các nhà khoa học về sinh vật khổng lồ này lúc còn sống - ảnh: PA


Phát hiện mới nói trên đã cung cấp thêm manh mối về sự phân bổ của loài khủng long này ở khu vực nước Anh cổ đại. Trước đây, chưa có mẫu vật cùng loài nào được tìm thấy ở đây. Nghiên cứu ban đầu vừa công bố trên tạp chí Earth And Environmental Transactions Of The Royal Society Of Edinburgh.

Theo Anh Thư (NLĐO, Daily Mail, BBC)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.