Ksor H'Ruy "cháy mình" với nghiệp múa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vui vẻ, nhiệt tình, sống hết mình với đam mê là những gì tôi cảm nhận được sau khi tiếp xúc với nữ biên đạo múa Ksor H’Ruy (SN 1987, tổ 3, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa). Với chị, từng động tác múa đã ăn sâu vào hơi thở và chỉ khi múa, chị mới được sống với con người thật của mình.
Đam mê nghệ thuật múa từ khi còn nhỏ nhưng đến khi “lỡ một lần đò”, chị Ksor H’Ruy mới quyết tâm theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Theo học 5 năm tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai), năm 2013, chị tốt nghiệp. Sau 1 năm đi theo Đoàn nghệ thuật tỉnh Kon Tum, năm 2015, chị quyết định về lại nơi “chôn nhau cắt rốn” gầy dựng sự nghiệp theo mong muốn của gia đình. Chị đăng ký mở lớp dạy nhảy cho thanh thiếu nhi và bén duyên với việc dàn dựng tiết mục múa tại các hội thi do thị xã tổ chức. Thành công với một số tiết mục, tên tuổi của chị được nhiều người biết đến. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp và một số huyện lân cận mời chị về biên đạo các tiết mục cho đơn vị tham dự các cuộc thi trong và ngoài tỉnh. Từ đó, lịch làm việc ngày một dày, có nhiều hôm phải 1-2 giờ sáng, chị mới về đến nhà; có những lần đi biểu diễn, chị xa gia đình cả tháng trời. Dù vất vả nhưng với chị, đây là niềm vui vì được sống với đam mê.
Chị Ksor H’Ruy (thứ 5 từ phải sang) cùng đội cồng chiêng nữ của buôn làng Ảnh: Vũ Chi
Chị Ksor H’Ruy (thứ 5 từ phải sang) cùng đội cồng chiêng nữ của buôn làng. Ảnh: Vũ Chi
Chị H’Ruy tâm sự: Nghề biên đạo múa tưởng là đơn giản nhưng thực tế lại không hề dễ dàng. Mỗi động tác, từng tiết mục, người biên đạo phải vừa thị phạm, vừa tập trung quan sát, chỉnh sửa tư thế cho người tập. Người tập đủ lứa tuổi, thành phần và không phải ai cũng có năng khiếu. Vậy nên, có tiết mục chị dàn dựng chỉ trong vài giờ, nhưng cũng có tiết mục kéo dài cả tháng. Nghề làm dâu trăm họ giúp chị rèn tính kiên trì, kiềm chế cảm xúc nên ít khi nóng giận. Kịch bản chương trình nhiều khi thay đổi, có người đang tập đột ngột bị ốm phải nghỉ nên đòi hỏi biên đạo phải linh hoạt, chuẩn bị kịch bản cho những tình huống ngoài kế hoạch để không bị bể show.
Trong các thể loại, chị H’Ruy cho rằng mình có ưu thế về múa truyền thống. “Là người Jrai nên tiếng cồng chiêng đã thấm sâu trong tôi. Hồi nhỏ, mỗi khi làng tổ chức lễ hội, tôi say sưa ngắm các cô, các chị múa xoang không biết chán. Giờ đây, với vai trò biên đạo múa, tôi thường dựng các tiết mục múa mang âm hưởng dân tộc như một cách để bảo tồn, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, tôi tìm tòi sáng tạo, kết hợp thêm yếu tố hiện đại giúp bài múa chạm đến trái tim người xem nhanh hơn, nhiều hơn nhưng vẫn giữ được ý nghĩa”-chị H’Ruy trải lòng. Và, giải nhất diễn tấu cồng chiêng tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa lần thứ 2-2022 đánh dấu sự trở lại của chị sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chị chia sẻ: Khó khăn lớn nhất trong nghề biên đạo múa là thường xuyên đi sớm, về khuya, có khi còn bị tai nạn nghề nghiệp như trật tay, trật chân… nhưng cũng phải ráng hoàn thành công việc. Chị nhớ như in lần bị chấn thương trong một buổi tập cuối năm 2021, do bất cẩn bị ngã đập đầu xuống đất. Cũng may nhờ phản xạ nhanh, chị lấy tay đỡ đầu tránh được chấn thương nặng nhưng cũng phải nằm viện điều trị gần nửa tháng.
Chị Ksor H'Ruy (bìa trái) trong một tiết mục do chính mình biểu diễn và biên đạo. Ảnh: Vũ Chi
Chị Ksor H'Ruy (bìa trái) trong một tiết mục do chính mình biểu diễn và biên đạo. Ảnh: Vũ Chi

Bà Đặng Thị Thanh Vân-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Ayun Pa: “Chị Ksor H’Ruy là một trong số ít biên đạo múa tại Ayun Pa rất tâm huyết với nghề, có nhiều tiết mục biểu diễn ấn tượng, được đánh giá cao tại hội thi, hội diễn do thị xã cũng như tỉnh tổ chức”.

Tình yêu nghề của chị đã tiếp lửa đam mê cho nhiều bạn trẻ. Thấy chị tập luyện, nhiều em nhỏ xin học theo và được chị dạy miễn phí. Đây cũng là lực lượng chủ đạo trong các tiết mục của chị khi có đơn đặt hàng. Với chị, niềm đam mê là sức mạnh lớn nhất giúp chị bám trụ với nghề. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động tập thể hầu như bị tạm hoãn, chị phải chuyển sang bán bún, bán trà sữa tại nhà. Không được làm nghề, không có show diễn, chị như bị trầm cảm.
Chị H’Ruy tự cho bản thân mình là người may mắn khi được gia đình hoàn toàn ủng hộ, tạo điều kiện giúp chị theo đuổi đam mê. Hiện nay, chị dành thời gian tìm hiểu thêm văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Bahnar để làm giàu thêm, làm mới thêm vốn kiến thức cho bản thân mình và để chuyển tải, làm phong phú thêm tiết mục nghệ thuật.
Em Ksor Văn Mai Hương (tổ 3) vui vẻ chia sẻ: “Em rất thích những bước nhảy, những động tác múa uyển chuyển của chị H’Ruy nên đã xin theo học. Hiện nay, mỗi khi có hợp đồng, chị vẫn thường cho chúng em đi biểu diễn cùng để học hỏi, rèn luyện bản thân. Em hy vọng sau này mình cũng trở thành một diễn viên múa như chị”.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...