Nhàn đàm: Báo và nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi vừa tiếp chuyện một vị khách. Anh ta đến Văn phòng Báo Thanh Niên để nhờ can thiệp một vụ tranh chấp. Tôi hỏi anh ta một câu mà tôi thường hỏi nhiều bạn đọc ghé văn phòng để “nhờ can thiệp” một việc nào đó oan ức: “Anh có hay mua và đọc Báo Thanh Niên không ạ?”. Anh ta thật thà: “Tôi bận lắm anh, không có thời gian để mua và đọc báo nữa”.

Trong mắt một số người, tờ báo và nhà báo là nơi để giải oan cho họ. Còn nhà báo sống bằng gì thì họ không quan tâm.

Bất cứ một nhà báo nào khi viết những vấn đề nóng của địa phương mà mình phụ trách, cũng đều muốn các vị lãnh đạo ở đó đọc và phản hồi. Tôi cũng thế, bài báo đăng hôm trước, hôm sau đã gặp ngay vị lãnh đạo của địa phương mà tôi vừa viết: “Anh đọc bài báo tôi viết chưa ạ?”. Vị lãnh đạo thoáng một chút ái ngại rồi nói: “Tôi bận quá nên cũng chưa xem bài báo ấy anh à”. Một đồng nghiệp nghe cuộc nói chuyện ấy, ghé tai tôi nói nhỏ: “Anh có viết đích danh ông ấy đâu mà bảo ông quan tâm”.


Trong suy nghĩ của một số vị lãnh đạo ở các địa phương, báo chí hoặc là công cụ để “ngợi ca” các vị ấy, hoặc để làm những việc… ngoài chức năng của báo.

Nhưng không phải tất cả đều ứng xử với báo và nhà báo như cái ông bạn đọc kia và vị lãnh đạo nọ. Cách đây mấy năm, có một vụ chìm tàu đánh cá ngoài biển, vừa cập bờ, việc đầu tiên là ông trưởng tàu gọi điện cho… nhà báo. Không phải ông ấy nhờ đưa tin mà để xin cứu trợ. Hỏi sao không gọi chính quyền mà gọi chúng tôi, ông ngư dân khai thiệt: “Gọi nhà báo cho chắc, họ xử lý nhanh, không lục vấn giấy tờ các kiểu mà chỉ cần quan sát thực tế”. Hẳn ông trưởng tàu và số bạn chài của ông chưa từng đọc báo, mua báo lại càng không nhưng luôn “tin ở nhà báo”. Còn nhà báo chúng tôi thì luôn tin ở sự thật thà của những người gặp hoạn nạn cần giúp đỡ như thế. Không cứ gì bạn phải mua báo, nhà báo mới quan tâm đến.

Lũ lụt, sạt núi, lở đèo chôn vùi hàng chục mạng người hồi cuối năm rồi. Nhà báo không đến hiện trường cũng chả ai trách, nhưng họ đã theo chân lực lượng cứu hộ để lên đường. Và rồi họ đã trở thành nạn nhân của thiên tai.

Tôi dẫn ra vài điều trên đây không phải để “kể công” cho nhà báo mà để cắt nghĩa vì sao một khi đất nước gặp khó, hễ thấy cơ quan báo chí kêu gọi là có ngay hàng trăm ngàn bạn đọc chìa tay ra để chia khó với đồng bào mình. Bởi vì họ tin ở chúng tôi, như chúng tôi đã tin ở họ.

Hằng ngày, các nhà báo luôn song hành với hai mặt của đời sống như thế. Có thể gặp những chuyện kém vui, thậm chí rất muộn phiền, song mỗi nhà báo đều tin ở sự lương thiện và tử tế. Chính niềm tin đã níu giữ và kết nối giữa chúng tôi với ngàn vạn cuộc đời này.

Vì thế, chúng tôi muốn nói thêm một tiếng “cảm ơn” đến tất cả nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 này!

Theo Trần Đăng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...