'Hà Thành hương xưa vị cũ': Khảo cứu công phu về ẩm thực chốn kinh kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách mới ra mắt của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đầy ăm ắp những tư liệu cùng cảm xúc về ẩm thực Hà Nội từ những món ăn gần gũi đến những món ăn tao nhã gần như đã thất truyền.

Tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung có nhiều nghiên cứu sâu sắc về ẩm thực Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
Tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung có nhiều nghiên cứu sâu sắc về ẩm thực Hà Nội. (Ảnh: NVCC)


Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hà Nội rất trọng nếp nhà. Từ nhỏ, bà đã rất thích theo mẹ đi chợ, vào bếp. Lớn lên, “Hà thành đặc sản” là mảng nghiên cứu gắn bó với nữ nhà báo trong suốt thời gian bà làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Những ngày cuối năm Canh Tý, cuốn sách “Hà Thành hương xưa vị cũ” ra đời, mang tới những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc.

Phong vị riêng của ẩm thực Hà thành

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung hay đưa lên Facebook những bài báo cũ của mình để chia sẻ kiến thức về ẩm thực Hà Nội với mọi ngưởi. Từ đó, bạn bè, đồng nghiệp, nhất là các thầy cô giáo cũ liên tục khích lệ bà tập hợp lại và biên soạn một cuốn sách.


 

 Cuốn sách là những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cuốn sách là những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)


“Vậy là tôi đã tuyển chọn và biên tập những bài báo tâm đắc nhất trong suốt 40 năm công tác để đưa vào cuốn sách này với một ý niệm là đề cao, tôn vinh, phát huy nét đẹp văn hóa ẩm thực Hà Nội,” nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung cho biết.

“Ẩm thực Hà Thành mang một phong vị riêng biệt, ẩn chứa chiều sâu văn hóa, tư tưởng, nếp sống người Hà Nội. Thực ra, rất nhiều món ăn Hà Nội là những món từ những nơi khác mang về nhưng sau khi được người Hà Nội chế biến, gia giảm một cách cầu kỳ, tinh tế thì nó lại mang phong vị của một món ăn Hà Nội, rất riêng, rất đặc biệt,” tác giả cho biết.

Cuốn sách được chia thành 2 phần: “Ký ức từ căn bếp phố cổ” và “Miếng ngon từ làng ra phố.” Phần 1 của cuốn sách thiên về cảm xúc còn phần 2 là những kiến thức về văn hóa ẩm thực của tác giả.

“Tôi bắt đầu cuốn sách với những kỷ niệm từ thời thơ bé, từ căn bếp phố cổ, với người mẹ-người thầy dạy nấu ăn đầu tiên của mình. Mỗi khi nhớ lại những khoảnh khắc ấy, tôi vô cùng xúc động. Trong phần hai, tôi kể lại những trải nghiệm trong quá trình làm báo, được đến rất nhiều làng nghề, hiệu ăn, đến những bữa cỗ ở hội làng, cỗ đám cưới… Từ đó cho tôi những gợi mở để đi sâu vào nghiên cứu có tính chất biên khảo. Mỗi món ăn của Hà Nội xuất hiện trong mâm cỗ ở Hà Nội lại mang một nét đặc biệt khác với những nơi khác,” tác giả chia sẻ.

Bà cũng dành một phần để nói về mâm cỗ Tết Hà Nội, nơi tụ hội những nét tinh hoa của ẩm thực của Hà Nội. Thường mâm cỗ Tết Hà Nội gồm 4 bát và 8 đĩa, ngày nay có thể phong phú hơn nữa vì người vùng miền khác về Hà Nội sinh sống mang theo đặc sản quê mình vào ngày Tết Hà Nội. Tác giả khẳng định cỗ Tết Hà Nội phải có món canh bóng thả nấm, xôi gấc, nem Hà Nội, giò lụa, chả quế và đĩa rau thơm gia vị.

“Mâm cỗ Tết Hà Nội cũng là một cách để ông cha ta truyền dạy con cháu về lòng yêu nước, yêu quê hương qua cách gìn giữ những nét đẹp, gìn giữ những món ngon. Bất cứ người Hà Nội nào khi xa quê, cũng sẽ nhớ vô cùng không khí tết ở Hà Nội, nhớ những món ngon ấm vị quê nhà,” tác giả chia sẻ.

Phục dựng những món ngon thất truyền

Với “Hà Thành hương xưa vị cũ,” tác giả khẳng định hàm lượng văn hóa vô cùng phong phú trong ẩm thực Hà Nội, ở đó thể hiện sự tài khéo của những người phụ nữ Hà thành, thể hiện tinh thần sống của người Tràng An.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội được tích tụ, bồi đắp và truyền lại từ đời này qua đời khác. Nhiều món ăn cầu kỳ, tinh tế đã bị thất truyền qua thời gian, do chiến tranh tàn phá và điều kiện kinh tế khó khăn như vịt dấm ghém, cháo cá ám. Tác giả khát khao tìm tòi và khôi phục lại những món ăn đó. Có những món ăn bà đang cố gắng phục dựng nhưng chưa thành công, chẳng hạn như bánh sấy làng Vẽ.

 

Tác giả yêu thích ẩm thực và trăn trở làm sao lưu giữ những nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
Tác giả yêu thích ẩm thực và trăn trở làm sao lưu giữ những nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội. (Ảnh: NVCC)


Nhà báo Phạm Thanh Hà, Tổng biên tập Tạp chí Phụ nữ Mới, đánh giá cuốn sách này là một tập hợp các bài khảo cứu văn hóa công phu hết sức đáng trân trọng.

“Lịch sử Hà Nội phần nào hiện lên từ những món ăn gắn với phong tục, với lễ hội từng làng, từng vùng. Từ bát nước chấm đến món canh chua. Chị mang vào sách của mình những năm tháng Hà Nội biến thiên, thay đổi, có cái buồn của một người cô gái Hà Nội gốc mang nhiều hoài niệm, nhưng cũng có nhiều sự hiểu biết và chấp nhận khác biệt,” nhà báo Phạm Thanh Hà nhận xét.

“Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã dành rất nhiều năm trời đi tất cả mọi ngóc ngách Thủ đô tìm ra những địa chỉ tinh hoa nhất, danh tiếng nhất, để vẽ nên bản đồ ẩm thực đất kinh kỳ. Có một nửa cuốn sách là về các địa chỉ như bún Tứ Kỳ, bánh gio Đắc Sở, bánh nhót Triều Khúc, Dưa cà Đình Gừng, Hồng xiêm Xuân Đỉnh…, nếu không có những bài báo của chị, chắc chắn những cái tên ấy mai một và quên lãng ngay cả với người Hà Nội,” chị nói thêm.

 

 Tác giả ký tặng sách tại nhà sách Cá Chép, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tác giả ký tặng sách tại nhà sách Cá Chép, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Với nhà thơ Văn Giá, đọc các trang viết về ẩm thực Hà Nội của Vũ Thị Tuyết Nhung, ông được hiểu thêm về Hà Nội, và nhất là yêu thêm Hà Nội, ân cần với Hà Nội từ những điều tưởng như rất nhỏ.

“Các trang viết ẩm thực của Nhung về cơ bản cũng đi từ lai lịch, cách chọn nguyên liệu, cách chế biến, cách bày biện, cách thưởng thức, mời mọc. Nhưng thứ ẩm thực ấy gắn liền với những ký ức của tuổi thơ tác giả. Chị đem cả cái nhớ rưng rưng về một thời đã qua vào trang viết. Chị khoe cả cái nếm náp sung sướng của người làm lụng ra mỗi món ăn, món uống. Chị cũng không quên những phận người vất vả sớm khuya làm ra những thức ẩm thực tinh mỹ mà tình nghĩa,” nhà thơ Văn Giá nhận xét.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...