"Tây Nguyên trôi": Dòng sông ngôn từ lấp lánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay đã có khá nhiều sách báo, cả về lịch sử, văn hóa, văn học viết về Tây Nguyên. Tuy vậy, đọc “Tây Nguyên trôi” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ Văn Công Hùng vẫn thấy mới mẻ và rất thú vị.
Là cử nhân Văn khoa, lên Tây Nguyên từ đầu những năm 80 thế kỷ trước theo sự thôi thúc khám phá vùng đất mới, Văn Công Hùng may mắn được tiếp cận một Tây Nguyên còn khá nguyên sơ. Những chuyến điền dã, khảo cứu, thực tế sáng tác ở các buôn làng Tây Nguyên cơ bản còn nguyên trạng đã tích tụ, kết tinh trong anh kho kiến thức về một vùng văn hóa đầy bản sắc riêng. Vì vậy, với “Tây Nguyên trôi”, anh có một lối đi riêng khá độc đáo.
Tập sách như một trầm tích mấy mươi năm lắng đọng trong tâm hồn tác giả, từ chiêm nghiệm, trải nghiệm rồi lẩy ra những vấn đề, quan điểm, hình tượng đặc sắc đến bất ngờ. Nó miên man, đa dạng từ những nhân vật lịch sử, kết cấu buôn làng, nhà rông, cây nêu, cồng chiêng, tượng mồ, lễ hội, ẩm thực, sắc phục đến các phong tục đời người.
Bìa sách “Tây Nguyên trôi”. Ảnh: Phạm Đức Long
Bìa sách “Tây Nguyên trôi”. Ảnh: Phạm Đức Long
Với cuốn sách này, có cảm giác tác giả viết rất nhẹ nhàng, như lộ ra những điều từ trong máu thịt, nói về cái của mình, cái trong mình vậy. Đời thường, Văn Công Hùng sống rất dấn thân, cái gì cũng đi đến cùng, không chấp nhận sự nửa vời, không chấp nhận sự võ đoán. Đang yên, ở đâu có lễ hội là anh đi. Bất kỳ đâu có việc là bằng mọi cách ào tới, xông xáo, nhập cuộc. Bao nhiêu phong tục, lễ hội, nghệ thuật, âm thanh đến kiến trúc, tượng mồ cứ từ ngòi bút của anh tuôn ra một cách nhuần nhuyễn. Có lẽ văn hóa là vậy, nó yêu cầu sự thấm đẫm kết tụ rồi thăng hoa. Cũng chính vậy, anh rất gay gắt với những trang viết, lễ hội, sắc phục “giả cầy” về Tây Nguyên.
Trong “Tây Nguyên trôi”, nhiều ngôi làng đã từng tồn tại trong các trang văn nổi tiếng đã được khám phá lại, những nhân vật hình như được vẽ lại làm cho sinh động thêm, lung linh thêm. Mà vẫn trung thành, vẫn không sai khác, không bịa tạc. Rồi anh khám phá ra những con người đã từng khuất lấp đâu đó trong quá vãng, khơi lại, dựng lại một Anh hùng A Sanh hay một nghệ nhân Đinh Gang “quái nhân”-người không biết chữ mà chứa trong bụng hàng pho trường ca, lại có tài diễn xướng hết đêm này tới đêm khác một cách say đắm mê hồn. Chỉ ít nét điểm xuyết, tác giả đã nêu bật được những gương mặt tài hoa, rất riêng, rất Tây Nguyên.
Trong cuốn sách này còn có một mảng khá hay là những trang phản biện về văn hóa, kinh tế, xã hội và môi trường, về rừng, về đất về nước... thể hiện những đóng góp rất tích cực và trách nhiệm của tác giả với Tây Nguyên.
Là người đi nhiều, đọc nhiều, quan sát tinh tế, Văn Công Hùng đã tìm ra khá nhiều điều bí ẩn kỳ thú, ví như: Người Tây Nguyên không nuôi mèo, việc khóc trâu, bí ẩn bạch tượng, bí ẩn ché cổ, chiêng cổ, bí ẩn tạo tác tượng mồ, thậm chí là bí ẩn người rừng... Trong giới viết lách thường có câu cửa miệng là “đi, đọc, viết”-những điều cần để có những tác phẩm văn chương thành công. Tôi nghĩ, với Văn Công Hùng thì phải thêm “quan sát” và “ghi nhớ”. Đi tới đâu, điều đầu tiên với anh là quan sát và quan sát. Cái nhìn của Văn Công Hùng vừa tinh tế vừa sâu sắc, nhiều lúc tưởng như anh chẳng để ý gì mà vẫn biết được tất cả.
Điều lạ nữa là anh luôn nhớ những gì tưởng như vụt qua, thoảng qua chẳng có gì đáng nhớ. Như chi tiết về sự bí ẩn của những cái ché cổ Jrai được lưu giữ qua 15 đời, được đổi bằng 50 con trâu trắng. Ché ấy có thể dự báo được điềm dữ điềm lành, phải nuôi bằng máu gà. Ché khóc. Ché chảy máu. Ché trấn yểm trẻ con. Ché báo cho chủ nhân cảnh loạn ly trên đường 7 năm 1975... Chuyện ấy tôi cũng được nghe tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa) trong một buổi trưa đi thâm nhập thực tế, nhưng nó cứ tuột đi. Chỉ khi đọc “Tây Nguyên trôi” mới kịp nhớ lại từng chi tiết!
Nói thế để thấy rằng, mỗi trang viết, mỗi dòng chữ trong cuốn sách được “vắt” ra từ những cái nhìn, cái nhận cảm rất tinh tế của tác giả. Để rồi một lúc nào đó thì bật ra một cách nhuần nhuyễn như rút từ máu thịt vậy. Nó lấp lánh như dòng sông ngôn từ, trôi từ bến bờ này đến bến bờ khác, hấp dẫn và cuốn hút. Tuy vậy, tập sách không tránh khỏi những hạn chế, đó là sự đắm say của tác giả ở nhiều trường đoạn, nhiều khúc thi thoảng bị lặp lại, người đọc như bị dùng dằng đến vài lần ngay trên một hình tượng!
Viết về một tập sách hơn 400 trang bằng chỉ vài trăm chữ quả thật là khó, tuy vậy vẫn cứ cảm nhận một điều, trên tất cả, “Tây Nguyên trôi” luôn lấp lánh trong lòng bạn đọc yêu nền văn hóa độc đáo của xứ sở cao nguyên này.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...