Vẽ chân dung Bác Hồ bằng niềm cảm hứng bất tận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi ngắm 32 bức chân dung Bác Hồ được vẽ bằng bút lửa, nhiều người sửng sốt vì tranh rất có hồn và nhân vật hiện lên sống động như thật.

 

Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013) - tự hào: Mỗi bức vẽ đều mang một niềm cảm hứng khác nhau và cảm xúc không hề lặp lại. Trong đó, có bức Bác Hồ lau nước mắt với lời chú thích: "Đã bao lần tôi yêu cầu vào Nam, sao các chú không thu xếp cho tôi đi…". Bức tranh vẽ Bác sống động, y như thật khiến người xem cũng phải giật mình, thích thú.

 

Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013).
Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013).



Với gam màu chủ đạo là màu tự nhiên của gỗ và màu gỗ bị đốt cháy, họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu đã tạo ra bộ sưu tập những tác phẩm rất ấn tượng như thế về Bác Hồ. Cho đến nay, ông đã có được 32 bức chân dung Bác Hồ bằng bút lửa trên gỗ bạch tùng với kích thước từ 45x70cm đến 60x120cm.

"Bác Hồ là chủ đề làm cho tôi có nguồn cảm hứng sáng tác rất đặc biệt. Tôi chọn Bác làm đề tài vẽ chân dung cho bài thi của mình. Vẽ Bác đã khó, mà thể hiện được thần thái của Người mới quan trọng. Khi vẽ chân dung, cho dù của bất cứ ai cũng đều phải có hồn. Mỗi bức tranh về Bác đều cho tôi một cảm hứng riêng. Muốn vậy, tôi phải nghiên cứu về Bác rất kỹ, từ con người, nhân cách, đến hoàn cảnh của từng bức ảnh… Và phải có sự ngưỡng mộ với một con người như thế thì mới vẽ bay bổng mà vẫn rất thật như vậy" - ông Hiếu chia sẻ.

Trong số 32 bức tranh về Bác, ông Hiếu cho biết, bức nào ông cũng thích, vì đó là tâm huyết và là những đứa con tinh thần của mình. Còn ấn tượng ra sao với người xem thì đó là tùy vào cảm nhận của mỗi người, ông nhấn mạnh.


 

Một số tác phẩm vẽ chân dung Bác Hồ của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu.
Một số tác phẩm vẽ chân dung Bác Hồ của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu.



Đang học mỹ thuật ở Huế, ông Hiếu bỏ dở, sau một thời gian mới quay trở lại học tiếp nghề vẽ ở xưởng. Trong suốt 8 năm liền, ông theo phong cách vẽ bằng bút lửa.

Theo ông Hiếu, tranh bút lửa có nguồn gốc xuất xứ từ các bộ tộc du mục ở một số nước châu Phi. Dụng cụ để vẽ tranh khá đơn giản với chỉ một "cây bút lửa" (dùng điện năng chuyển hóa thành nhiệt thông qua một sợi dây đồng làm ngòi bút để vẽ) và những tấm gỗ bạch tùng, thông, me hay tấm da phẳng.

Mỗi bức tranh ông vẽ mất 1 tuần, nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mẩn và cần có sự kiên trì. Cả Việt Nam chỉ mấy người vẽ tranh bằng bút lửa và thành công với đề tài chân dung Bác như ông Hiếu là cực kỳ hiếm.

Trong nhà riêng của ông Hiếu ở quận 9 (TP.HCM) chỗ nào cũng đầy tranh bằng bút lửa, không khác một bảo tàng thu nhỏ.

Không riêng bộ sưu tập tranh Bác, các tác phẩm tranh lửa về Việt Nam xưa của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu cũng được công nhận là Kỷ lục Việt Nam "Bộ tranh bút lửa phỏng theo các bức ảnh về Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có số lượng nhiều nhất" vào năm 2014.

 

http://https://danviet.vn/ve-chan-dung-bac-ho-bang-niem-cam-hung-bat-tan-20200519064252055.htm

Theo Minh Thi  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...