Chư Pưh chủ động phòng-chống hạn vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thường xuyên kiểm tra, rà soát mực nước tại các suối, ao, hồ và công trình thủy lợi để xây dựng phương án điều tiết nước phù hợp là một trong những giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) thực hiện từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2021-2022 nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Trên địa bàn huyện Chư Pưh có 47 công trình thủy lợi. Đến thời điểm này, mực nước tại các suối, công trình thủy lợi kiên cố và mạch nước rỉ đạt trên ngưỡng tràn 4-8 cm, bằng cùng kỳ năm ngoái. Nhằm ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp huyện đã xác định một số cánh đồng có khả năng xảy ra khô hạn vào giai đoạn giữa và cuối vụ Đông Xuân với diện tích khoảng 42 ha để xây dựng phương án tiếp nước khi hạn hán xuất hiện.
Hiện nay, người dân huyện Chư Pưh đang tập trung chăm sóc 796 ha lúa nước trong giai đoạn làm đòng. Vụ Đông Xuân năm nay, hồ chứa nước thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don) đã tích được khoảng 7,8 triệu m3 góp phần điều tiết nước tưới cho 2 công trình đập dâng Plei Thơ Ga (xã Chư Don) và Ia Hlốp (xã Ia Blứ). Cùng với đó, cung cấp nước tưới cho 51 ha tại cánh đồng Ia Zô (xã Ia Phang) qua kênh N2+N4 để đảm bảo đủ nước tưới vào giai đoạn cuối vụ.
Bà Rmah H'Binh hẹ thống kênh mương được kiên cố dẫn nước về cánh đồng Ia Hlốp. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Rmah H'Binh cho biết, Tổ điều tiết nước tưới của xã phân lịch cụ thể giúp người dân chủ động lấy nước vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cánh đồng lúa nước Ia Hlốp rộng 80 ha là nơi sản xuất tập trung của người dân 3 làng Tao Chro, Plei Đung và Plei Dư (xã Ia Hrú) từ nhiều năm nay. Nguồn nước cung cấp cho cánh đồng này được lấy từ đập Tơ Đung. Bà Rmah H’Binh (làng Tao Chro) cho biết: Gia đình có 5 sào lúa nước trên cánh đồng này. Vụ Đông Xuân nguồn nước tưới thường không dồi dào như vụ mùa. Vài năm trở lại đây, Tổ điều tiết nước tưới của xã phân lịch cụ thể giúp người dân chủ động lấy nước vào ruộng, không xảy ra tranh chấp nước tưới. Hiện mực nước của đập Tơ Đung vẫn còn cao, nếu thiếu sẽ được điều tiết từ hồ Ia Ring (huyện Chư Sê) về nên người dân yên tâm đầu tư phân bón chăm sóc cây lúa. 
Ông Đỗ Thành Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Hrú thông tin: Vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn xã gieo sạ được 115 ha lúa nước. Để đảm bảo nguồn nước tưới, ngay từ đầu vụ, UBND xã khuyến cáo người dân có đất sản xuất ở những chân ruộng thường xuyên bị hạn chuyển sang trồng hoa màu và cây trồng ít dùng nước để tránh thiệt hại. Cùng với xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, xã phối hợp với ngành Nông nghiệp huyện và Chi nhánh Thủy lợi Chư Sê-Chư Pưh (Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai) chủ động điều tiết nước từ hồ chứa Ia Ring bổ sung cho các công trình thủy lợi dọc suối Ia Hlốp. Đến thời điểm này, nguồn nước tại các công trình thủy lợi vẫn còn cao hơn những năm trước giúp người dân yên tâm chăm sóc cây trồng.
Người dân xã Ia Hrú bơm nước tưới cho những diện tích gieo sạ sớm trên khu vực cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Ia Hrú bơm nước tưới cho những diện tích gieo sạ sớm trên khu vực cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho hay: Từ đầu vụ Đông Xuân 2021-2022, huyện đã xây dựng lịch tưới phù hợp giữa cây công nghiệp và cây trồng khác. Đặc biệt, định hướng 2 xã Ia Rong và Ia Hrú triển khai sản xuất sớm hơn mọi năm để phòng hạn cuối vụ. Cùng với đó, thành lập Tổ điều tiết nước tưới, phối hợp Chi nhánh Thủy lợi Chư Sê-Chư Pưh lập kế hoạch điều tiết nước tưới cho 2 xã Ia Rong và Ia Hrú. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chuyển đổi những diện tích cây trồng thường xuyên bị hạn sang trồng cây trồng phù hợp trong những năm tới.
“Huyện cũng đã đề xuất cấp trên xây dựng thêm một số hồ chứa như hồ Đông Xuân (xã Ia Le) và đập Ia Pôm (xã Ia Hla), kiên cố hóa hệ thống kênh mương ở các xã, thị trấn theo chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025 nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới cho người dân sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại do hạn hán gây ra”-ông Khánh thông tin thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.