Ông "khùng" bỏ cả cây vàng mua sách trồng cây,có tiền tỷ sau 10 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với quyết tâm làm giàu từ cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất (sinh năm 1960) ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn, Sơn La) đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc các loại cây trồng. Năm 1998, tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng ông vẫn bỏ ra số tiền 6 triệu đồng (tương đương cả 1 cây vàng) để mua sách dạy trồng cây, các tài liệu kỹ thuật trồng cam, bưởi...cây ăn quả khác về tham khảo. Sau 10 năm, vườn cây trái nhà ông Chất đã xanh mát và cho nhiều quả ngọt.
Hôm chúng tôi đến tham quan trang trại nhà ông Chất, đúng lúc ông đang tỉa cành cho cây trong vườn. Ông Chất có khuôn mặt hơi gầy với làn da rám nắng, hằn sâu nhiều vết nhăn, đôi bàn tay gầy guộc đúng kiểu một lão nông “chân lấm tay bùn” miền sơn cước.
Lau vội những giọt mồ hôi ướt đẫm trên mặt, ông Chất vui vẻ nói: “Nhà tôi có thuê thêm công nhân làm rồi, nhưng những khâu quan trọng mình phải tự làm mới yên tâm mà cũng tiết kiệm được khá tiền đấy.”
 
Ông Chất tỉa cành cho cây bưởi để giúp cây dồn chất dinh dưỡng nuôi quả.
Nhìn vườn cây xanh ngát đang cho quả sai trĩu cành, ông Chất nhớ lại những ngày đầu “vật lộn” cùng mảnh đất này: “Trước đây tôi làm cán bộ khoa xét nghiệm của bệnh viện quân y 6, nhưng đến năm 1989 thì tôi xin nghỉ hẳn về nhà để tiện chăm mẹ già và vợ bị ốm. Mảnh đất 3,7 ha này nằm trên 1 quả đồi thuộc vùng hẻo lánh, ít người qua lại. Muốn phát triển kinh tế chỉ còn cách làm trang trại là phù hợp nhất.”
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, ông Chất đã trồng thử các loại cây và theo dõi hiệu quả của chúng. Ông trồng lúa, mận hậu, mơ, cà phê.. nhưng hầu như đều thất bại vì bị sương muối tàn phá vào mùa đông. Không chịu lùi bước, năm 1998 ông Chất cất công về Hà Nội, mua tất cả các tài liệu kỹ thuật, sách kỹ thuật liên quan đến đất đai và cây trồng để về nghiên cứu, tìm loại cây phù hợp với đất. Vừa đọc tài liệu, ông vừa trồng thử nghiệm thêm các giống cây khác nhau và theo dõi sự phát triển của chúng.
“Số tài liệu ấy tôi mua hết 6 triệu đồng– một số khoản tiền không nhỏ đối với hoàn cảnh nhà tôi lúc đấy. Hiện tại, tài liệu về nông nghiệp nhà tôi có hẳn 1 tủ.” ông Chất tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
 
Ông Chất thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của các loại cây trong vườn để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Đến năm 2012, ông Chất quyết định chặt bỏ toàn bộ cây cà phê, mơ, mận trong vườn để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả sau khi tìm hiểu thấy loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở đây. Ông trồng chủ yếu các loại cam, bưởi, chanh, nhãn…lấy giống chọn lọc tại các cơ sở uy tín.
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, ông vừa làm theo tài liệu hướng dẫn vừa học hỏi từ các nhà vườn khác. Vì không có nhiều vốn, nên ban đầu ông chỉ mua một số cây giống, rồi về chăm và chiết cành để nhân rộng thêm. Xác định sẽ gắn bó lâu dài với cây ăn quả nên ông đã chọn phát triển vườn nhà theo hướng làm nông nghiệp sạch. Tất cả các quy trình về trồng, chăm sóc, thu hoạch quả ông đều tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP.
 
Những cây cam sai trĩu quả, hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi.
Ông Chất đầu tư đào 1 cái giếng khoan, để lấy nguồn nước sạch tưới cho cây nhằm ngăn ngừa các loại nấm và sâu bệnh... Ông hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học trong quá trình chăm sóc cây mà ưu tiên dùng chế phẩm sinh học và phân chuồng cùng vỏ cà phê, lõi ngô ủ hoai mục. Bên cạnh đó ông thường xuyên làm cỏ quanh gốc và tỉa cành, loại bớt các quả nhỏ để giúp cây khỏe cho quả to, ngon hơn…
Nhờ chăm sóc cẩn thận và đúng kỹ thuật nên cây trái trong vườn nhà ông phát triển rất tốt. Sau 4 năm thì ông bắt đầu thu hoạch quả đem bán.
Năm 2016, với giá bán tại vườn 20.000 đồng/kg cam và 40.000 đồng/kg bưởi da xanh, ông đã thu lãi hơn 600 triệu đồng.  Đặc biệt, năm 2018 ông thu được hơn 60 tấn cam và bưởi các loại, đem về thu nhập 1 tỉ đồng. Số quả này được ông tìm mối tiêu thụ tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Cũng năm 2018, ông thành lập Hợp tác xã Trường Tiến chuyên cung cấp hoa quả sạch và các loại giống cây ăn quả.
 
Ông Chất còn cung cấp các loại cây giống chất lượng cao và hỗ trợ tư vấn kĩ thuật về trồng và chăm sóc cây ăn quả cho bà con trong vùng. 
Hiện tại, HTX của ông Chất đang có khoảng 4.000 gốc cam và bưởi như cam Vinh, cam V2, cam Cara ruột đỏ, cam đường Canh, bưởi da xanh, bưởi Diễn… đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng đã lắp đặt hệ thống tưới ẩm theo công nghệ của Israel để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tưới đều cho cây.
 Vụ mùa năm nay (2019), thời tiết diễn biến thất thường, nhiều vườn cây của các hộ khác bị chết hoặc rụng quả, tuy nhiên vườn cây ăn quả của ông Chất vẫn đang phát triển rất tốt. Theo như dự tính, năm nay ông sẽ thu về khoảng hơn 1 tỉ đồng tiền lãi.
“Làm nông nghiệp sạch không khó và nó sẽ cho ta thu nhập cao. Tuy nhiên phải kiên trì, chịu khó và yêu nông nghiệp thì mới thành công được", ông Chất chia sẻ thêm.
Bích Hội (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.