Lễ nhậm chức của ông Biden: Khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris hứa hẹn là một trong những lễ nhậm chức khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ.

 Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: AFP
Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: AFP



Người dân có thể tham dự không?

Theo AP, người dân chắc là không thể tham dự. Thị trưởng Washington D.C Muriel Bowser thẳng thắn khuyên mọi người ở nhà. Airbnb đang hủy tất cả các đặt phòng để ngăn người dân đổ về thủ đô. Các nhà hoạt động địa phương kêu gọi Thị trưởng Bowser đóng cửa tất cả các khách sạn, nhưng bà không đồng tình với phương án này. Các con đường ở trung tâm thành phố và các ga tàu điện ngầm sẽ bị đóng cửa. Các nhà chức trách quyết tâm ngăn người dân tránh xa đến mức đang xem xét đóng cửa tất cả các cây cầu từ Virginia.

 

 An ninh thắt chặt ở thủ đô Washington D.C chuẩn bị cho lễ nhậm chức. Ảnh: AFP
An ninh thắt chặt ở thủ đô Washington D.C chuẩn bị cho lễ nhậm chức. Ảnh: AFP



Điều gì sẽ khác biệt?

Gần như tất cả mọi thứ!

Theo truyền thống, tổng thống sắp mãn nhiệm thường tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm để tượng trưng cho sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Nhưng Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ không dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence có kế hoạch tham dự.

Theo AP, sẽ không có cuộc diễu hành với đám đông cổ vũ cho tân tổng thống và phó tổng thống. Sẽ không có buổi dạ vũ nhậm chức nào để vợ chồng ông Joe Biden và vợ chồng bà Kamala Harris khiêu vũ.

Lúc đầu, ban tổ chức định giữ lại một số truyền thống lâu đời của lễ nhậm chức bình thường, chỉ giảm quy mô và tuân thủ các quy định để ngăn ngừa COVID-19. Nhưng sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6.1, mọi chuyện đã thay đổi.

Trung tâm thành phố Washington D.C bị biến thành doanh trại vũ trang. National Mall bị đóng cửa với công chúng và Đài tưởng niệm Washington cũng bị đóng cửa. 21.000 lính Vệ binh Quốc gia sẽ trực chiến vào ngày 20.1, cùng với cảnh sát D.C và nhiều cơ quan thực thi pháp luật liên bang.


 

 25.000 lính Vệ binh Quốc gia được huy động để bảo vệ an toàn cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Ảnh: AFP
25.000 lính Vệ binh Quốc gia được huy động để bảo vệ an toàn cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Ảnh: AFP



Điểm tương đồng với các lễ nhậm chức thông thường

Giống như những người tiền nhiệm, ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức bên ngoài Tòa nhà Capitol. Jennifer Lopez sẽ biểu diễn và Lady Gaga sẽ hát quốc ca. Theo website lễ nhậm chức, ông Joe Biden sẽ có bài phát biểu trước người dân toàn quốc, “công bố tầm nhìn để đánh bại đại dịch, xây dựng đất nước trở lại tốt hơn, thống nhất và hàn gắn quốc gia”.

Sau đó, ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ tham dự “Pass in Review” - truyền thống quân sự lâu đời phản ánh sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho một tổng tư lệnh mới.

Tổng thống Joe Biden, Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris và Đệ nhị phu quân Douglas Emhoff sau đó sẽ đến thăm Nghĩa trang Quốc gia Arlington để đặt vòng hoa tại Mộ chiến sĩ vô danh. Tham dự sự kiện còn có vợ chồng cựu Tổng thống Barack và Michelle Obama, George W. và Laura Bush, Bill và Hillary Clinton.

 

Hàng rào dây thép gai được dựng lên xung quanh Điện Capitol. Ảnh: AFP
Hàng rào dây thép gai được dựng lên xung quanh Điện Capitol. Ảnh: AFP


Những sự kiện khác trong lễ nhậm chức

19h thứ bảy, ngày 16.1: Chương trình “America United” - đêm nhạc chào mừng với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng.

20h chủ nhật, ngày 17.1: “We the People” - một buổi hòa nhạc trực tuyến do Keegan-Michael Key và Debra Messing tổ chức.

Thứ hai ngày 18.1: Ngày phục vụ và tình nguyện quốc gia trùng với Ngày Martin Luther King Jr. Vào lúc 8 giờ tối, một chương trình đặc biệt theo chủ đề Martin Luther King sẽ được phát sóng.

17h30 thứ ba, ngày 19.1: Lễ tưởng niệm những người thiệt mạng vì COVID-19. Buổi lễ sẽ bao gồm thắp sáng các tòa nhà, rung chuông nhà thờ trên toàn quốc và lễ thắp sáng tại hồ của Đài tưởng niệm Lincoln.

20h30 thứ tư, ngày 20.1: Tom Hanks sẽ tổ chức chương trình đặc biệt kéo dài 90 phút vào khung giờ vàng với những phát biểu của ông Joe Biden và bà Kamala Harris, cùng các màn trình diễn của Justin Timberlake, Jon Bon Jovi và Demi Lovato.

Có bạo lực không?

Lễ nhậm chức diễn ra chỉ hai tuần sau cuộc hỗn loạn tại Toà nhà Quốc hội Mỹ khi người biểu tình tràn vào Điện Capitol lúc lưỡng viện kiểm phiếu đại cử tri xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

Các quan chức thực thi pháp luật khẳng định sẽ không bị động lần này. FBI đã cảnh báo về các cuộc biểu tình có vũ trang và các cuộc tấn công tiềm ẩn đang được lên kế hoạch ở D.C và ở 50 tiểu bang.

Căng thẳng sẽ cao độ từ nay đến ngày 20.1 và kể cả sau đó. Hơn 25.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được triển khai để bảo đảm an toàn cho lễ nhậm chức.

 

https://laodong.vn/the-gioi/le-nham-chuc-cua-ong-biden-khac-biet-nhat-trong-lich-su-nuoc-my-871445.ldo

Theo Ngọc Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.