Giới ngoại giao Trung Quốc "xù lông" khi bị tấn công về Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các đặc phái viên Trung Quốc gây bão ngoại giao ở nước ngoài khi bảo vệ phản ứng của chính quyền Bắc Kinh trước cuộc khủng hoảng Covid-19.
 


Trong một bài bình luận đăng tải hôm 24-4, AP cho biết bất cứ khi nào Trung Quốc bị cáo buộc không nhanh chóng ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, các nhà ngoại giao của họ từ châu Á đến châu Phi, London đến Berlin, đều ngay lập tức phản ứng một cách kịch liệt.

Theo AP, họ thuộc thế hệ các nhà ngoại giao mới được mô tả là "Chiến binh Sói" - đặt theo tên bộ phim bom tấn theo chủ đề yêu nước.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, cách tiếp cận của các đặc phái viên Trung Quốc ở nước ngoài trở nên cứng rắn hơn. Bắc Kinh lúc này thúc giục các nhà ngoại giao của mình theo đuổi chính sách "ngoại giao nước lớn" nhằm tái khẳng định vị thế của một cường quốc toàn cầu.


 

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: AP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: AP



Gần đây, Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Quế Tùng Hữu so sánh các nhà báo ở Thụy Điển giống "võ sĩ hạng nhẹ đòi đấu với võ sĩ hạng nặng Trung Quốc". Một phóng viên Thụy Điển trước đó viết bài về tác động của hệ thống chính trị lên phản ứng với dịch Covid-19 của chính quyền Bắc Kinh.

Một chuyên gia đến từ Trường ĐH Renmin (Trung Quốc), cảnh báo nước ông sẽ kiên quyết chống trả nếu bất cứ ai chĩa mũi dùi vào Trung Quốc về vấn đề này: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng nếu Trung Quốc không đáp trả, họ sẽ làm tổn thương Trung Quốc nhiều hơn nữa".

Các nhà ngoại giao kiểu mới này thường sử dụng ngôn từ mạnh mẽ để thu hút sự chú ý từ những người ở quê nhà, cả trong giới thượng lưu lẫn ngoài xã hội. Họ còn nhận được sự ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình, theo chuyên gia về các vấn đề chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham (New York – Mỹ) Carl Minzner.

Tại Pháp, Đại sứ quán Trung Quốc cho rằng nhân viên viện dưỡng lão để cho người già chết vì đói và bệnh tật. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp sau đó triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để phản đối. Mỹ cũng phản ứng vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết trên mạng xã hội Twitter lời suy đoán vô căn cứ rằng quân đội Mỹ có thể đã mang virus SARS-CoV-2 đến Trung Quốc.

Ngược lại, các quan chức Trung Quốc lên án phương Tây "đạo đức giả". Họ nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo khác phớt lờ dịch Covid-19, sau đó đổ lỗi cho Trung Quốc khi virus lan tới.

Trong khi đó, tại Nigeria, Ghana và Uganda, các đặc phái viên Trung Quốc bị chỉ trích về báo cáo liên quan đến Covid-19 trong cộng đồng châu Phi ở TP Quảng Châu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Zimbabwe phải lên tiếng xóa tan nghi vấn Bắc Kinh "phân biệt chủng tộc".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt câu hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước dịch Covid-19. Ông nói với Thời báo Tài chính rằng có những điều rõ ràng xảy ra mà chúng ta không hay biết. Một nhà ngoại giao hàng đầu của Anh cũng tuyên bố không thể "bình thường hóa" với Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch.

Một vấn đề đáng lưu ý, đó là các nhà ngoại giao Trung Quốc xem Covid-19 là cơ hội để khẳng định vai trò của mình. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi Bắc Kinh gửi thiết bị y tế và nhân viên cứu trợ giúp họ chống lại đại dịch.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO/AP)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.